Cuộc sống lam lũ của "thương binh thật" chạy xe ba bánh

Hoàng Hải - Thành Đạt |

Một người lính thương binh cho biết, để dễ phân biệt giữa xe ba bánh thương binh giả và thật, có thể ra quy định, trước mỗi đầu xe in hình của thương binh thật và là chủ của xe.

Sau khi xảy ra 2 vụ tai nạn liên tiếp liên quan đến xe ba bánh, đã dấy lên trong dư luận những quan ngại, lo lắng về sự an toàn của những loại xe này.

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT Công an TP. Hà Nội cũng tích cực tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử phạt những xe ba bánh không đủ tiêu chuẩn và không phải do thương binh điều khiển.

Theo tìm hiểu của PV, những người lính thương binh thật làm nghề chạy xe ba bánh có hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Những người lính thương binh này tuổi đều đã cao nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên cố gắng làm nghề này để kiếm thêm thu nhập.

Để hiểu hết được những khó khăn, vất vả, của người lính thương binh chở xe ba gác trên địa bàn TP. Hà Nội, PV đã có 1 ngày theo chân ông Vũ Hoàng Hưng (SN 1958, ở xã Hoàng Đậu, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng).

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 1.

Ông Vũ Hoàng Hưng (SN 1958, ở xã Hoàng Đậu, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, tham gia chiến trường trong 6 năm) và đã có 3 năm chạy xe ba bánh ở Hà Nội.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 2.

Ngày trước, khi tham gia kháng chiến ở chiến trường Campuchia, ông Hưng bị thương ở cánh tay, vai. Rời quân ngũ, do sức khỏe đã suy kiệt, về quê ông chỉ biết bám lấy mấy sào ruộng nên cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn. Hiện tại, mỗi sáng thức dậy, ông phải uống thuốc điều trị thoái hóa cột sống.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 3.

Căn phòng trọ tuềnh toàng ở Hà Nội, bốn bên được ốp bằng tấm tôn được ông Hưng thuê với giá 1.000.000đ/tháng.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 4.

Cách đây khoảng 3 năm, được người quen giới thiệu cho lên Hà Nội chạy xe ba bánh chở hàng để kiếm thêm thu nhập, ông Hưng đã mạnh dạn đầu tư 30 triệu đồng để mua chiếc xe ba bánh này.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 5.

Những ngày đầu khi mới chạy, do không thuộc đường đi nên công việc vô cùng khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, đến bây giờ, hầu như mọi con phố trên địa bàn Hà Nội, ông đều thuộc như lòng bàn tay.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 6.

Ông Hưng chia sẻ, công việc của mình rất bấp bênh có ngày nhận được 4 - 5 chuyến hàng nhưng có ngày không được chuyến nào. Bình quân, một tháng người lính thương binh này thu nhập khoảng 4 đến 5 triệu đồng, trừ chi phí còn gửi về gia đình khoảng 2 triệu.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 7.

Sau hơn 1 tiếng đứng, ngồi đợi nhưng không có ai đến thuê, ông Hưng bắc chiếc võng mang sẵn trên xe nằm nghỉ cho đỡ mỏi lưng. Vì tuổi đã cao và mang trong mình nhiều căn bệnh nhất là bệnh thoái hóa cột sốt nên ông chỉ chở những loại hàng nhẹ và dễ vận chuyển.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 8.

Đến gần trưa, người lính thương binh này nhận được 1 cuộc điện thoại của khách quen thông báo chở hàng từ khu vực gần tòa nhà Keangnam đi Bắc Ninh. Ông vội vã lên đường.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 9.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 10.

Ông Hưng nhận hàng của đơn vị thuê sau đó xếp lên xe. Quãng đường từ nơi nhận hàng đến điểm đến có khoảng cách 70km và giá cho một chuyến hàng có quãng đường xa như này vào khoảng 300.000 - 400.000đ, rẻ hơn rất nhiều nếu chủ hàng thuê xe tải.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 11.

Ông cẩn thận chằng hàng chắc chắn trước khi di chuyển. Chuyến hàng này di chuyển cả đi và về mất khoảng 4 - 5 tiếng. Mặc dù công việc vất vả nhưng ôngrất mong các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho những người lính thương binh được tiếp tục chạy xe ba bánh kiếm thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống.

Cuộc sống lam lũ của thương binh thật chạy xe ba bánh - Ảnh 12.

Đồng thời, ông Hưng cũng đưa ra cách để lực lượng chức năng dễ phát hiện xe ba bánh thương binh là thật hay giả, đó là dán vào mỗi đầu xe một tấm ảnh người chủ chiếc xe và người đó phải là thương binh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại