Đối với nhiều người mà nói, tính cách hướng nội dường như là một khuyết điểm, một gánh nặng, đôi khi khiến họ cảm thấy chán nản và thất vọng vì chính con người của mình.
Trên thực tế, hướng nội và hướng ngoại là hai khuynh hướng tính cách, chúng không phân biết tốt hay xấu. Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, tỷ lệ những người thành công là người hướng nội chiếm tới 70%, người hướng nội, rất thích hợp để làm lãnh đạo.
Cựu Chủ tịch Microsoft, Bill Gates cũng là một người hướng nội, ông từ nhỏ đã không thích nói chuyện, cũng không thích tiếp xúc với người lạ, thường thích ở một mình. Cho tới hiện tại, ông cũng vẫn thường xuyên dành ra một khoảng thời gian ở một mình để suy nghĩ. Vợ ông trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng: "Não của ông ấy luôn quay cuồng, vấn đề càng phức tạp, ông ấy càng có hứng thú."
Những năm gần đây, nhiều nhà tâm lý và khoa học đều muốn bày tỏ một điều rằng: cho dù thuộc kiểu tính cách nào, chúng ta cũng đều có những cách "nạp năng lượng" cho chính mình.
Người hướng nội "nạp năng lượng" cho bản thân thông qua sự yên tĩnh và một mình, trong khi người hướng ngoại "nạp năng lượng" cho mình thông qua giao tiếp với thế giới bên ngoài.
01
Tác giả của một cuốn sách có tên "The Introvert advantage" đã tiến hành so sánh người hướng nội và hướng ngoại từ 3 góc độ:
Phản ứng với kích thích: kích thích này đề cập tới các kích thích tới từ thế giới và môi trường bên ngoài. Con người là một động vật xã hội, phản ứng với với kích thích tới từ bên ngoài theo một cách rất riêng. Người hướng nội thường nhạy cảm hơn với những kích thích tới từ bên ngoài, vì để bảo vệ sự nhạy cảm này của mình, họ thích ở một mình hơn. Trong khi người hướng ngoại lại không quá mẫn cảm với những kích thích đó, họ thậm chí còn tận hưởng nó một cách thoải mái.
Hồi phục tinh thần: Tác giả so sánh người hướng nội với một cục pin dự phòng, cục pin khi được sạc sẽ nằm yên một mình, "từ từ sạc điện", rồi đợi tới khi cần thiết, nó sẽ giải phóng ra năng lượng. Trong khi người hướng ngoại lại giống như một tấm pin năng lượng mặt trời, luôn phải ở người trời, vừa tiếp xúc với bên ngoài vừa hấp thu năng lượng, vừa sản sinh ra năng lượng.
Độ sâu và độ rộng: người hướng nội thích suy nghĩ theo chiều sâu, vì vậy ở một mình với họ là chuyện bình thường. Trong khi người hướng ngoại lại thích những tri thức và những điều mới mẻ bên ngoài thế giới, họ quan tâm tới độ rộng của kiến thức, vì vậy, họ không ngừng ra ngoài giao lưu.
So với người hướng ngoại, người hướng nội giỏi lắng nghe, giỏi quan sát, chú ý tới tiểu tiết, đồng thời thích tự suy ngẫm lại bản thân, có thể tĩnh tâm lại và chuyên chú cho việc mà mình yêu thích.
Vì vậy, thay vì cố gắng để trở thành một người hướng ngoại, chi bằng hãy phát huy thế mạnh của mình.
02
Tác giả nổi tiếng người Mỹ, Jennifer B. Kahnweiler, cũng là một người hướng nội, cố là tác giả của cuốn sách có tên "The Introverted Leader", trong cuốn sách này, cô giới thiệu phương pháp 4 bước giúp người hướng nội phát huy được ưu thế của mình.
Thứ nhất: chuẩn bị
Trong các buổi phát biểu trước đông người, hay khi bị lãnh đạo chỉ mặt phát biểu, người hướng nội thường có xu hướng hoang mang, lo lắng. Ở nơi làm việc, biểu hiện vượt trội ở những hội nghị công khai có vai trò rất quan trọng trong việc thăng tiến của một người.
Jennifer trong cuốn sách của mình đã nói rằng: "Chuẩn bị trước cho sự tương tác giữa các cá nhân là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất mà bạn có thể làm."
Cũng giống như so với những tuyển thủ kiểu thiên tài thì những tuyển thủ nổi bật lên nhờ chăm chỉ và nỗ lực sẽ được người khác nể phục và tôn trọng nhiều hơn.
Người hướng nội trước khi phải phát biểu, có thể chuẩn bị trước. Giống như trong bộ phim "The King’s speech", vị quốc vương hướng nội và nói lắp vì muốn phát biểu thật lưu loát trước mọi người mà đã mời riêng một thầy dạy thuyết giảng về cho mình, đồng thời nghiêm túc luyện tập và chuẩn bị. Một người hướng nội, luôn sẽ có đủ kiên nhẫn để thực hiện những công việc lặp lại khá là nhạt nhẽo, vì vậy chúng ta có thể hành động ở mảng này trước.
Thứ hai: phát triển
Người hướng nội rất dễ bị người khác xem là "người vô hình" ở nơi làm việc, nguyên nhân là bởi họ không thích thể hiện mình. Sau khi đã chuẩn bị tốt, bước tiếp theo chính là thể hiện.
Thể hiện không phải là bảo bạn việc gì cũng ra mặt, đó không phải con người của các bạn, thay vào đó, phải biết thể hiện bản thân đúng lúc, giống như kiểu, đã không nói thì thôi, nói câu nào thấm câu nấy vậy.
Trong bộ phim điện ảnh mang tên "Exam", có 8 ứng viên tài giỏi với những xuất thân khác nhau tham gia phỏng vấn, họ đối mặt với một tờ giấy trắng, nhưng vẫn chưa được phép viết đáp án. Trong cuộc phỏng vấn này, những người phản ứng nhanh, năng nổ, nhiệt tình và chủ động, lại ít được chọn nhất. Trong khi một người trông rất nội tâm và điềm đạm, nhưng lại phản ứng theo tình huống vào những thời điểm quan trọng, và giải quyết vấn đề ngay lập tức, cuối cùng đã giành được "phần thắng".
Thứ ba: thúc đẩy
Ralph Waldo Emerson từng nói: "Hãy đi làm việc mà bạn sợ nhất".
Cô gái người Mỹ Michelle Poler đã dành 100 ngày để làm 100 điều mà cô cảm thấy sợ hãi, chẳng hạn như chụp ảnh với người qua đường, nhảy trên phố…
Cuối cùng, cô đứng trên sân khấu của TED và nói: "Giữa bạn và ước mơ chỉ cách nhau một bức tường của nỗi sợ hãi. Khoảnh khắc bạn quyết định sẽ trèo qua bức tường đó, có lẽ, hành trình của bạn mới thực sự bắt đầu."
Là một người hướng nội, nỗi sợ của chúng ta có rất nhiều, việc chúng ta cần làm là không ngừng thử thách, khuyến khích mình bước ra khỏi vùng an toàn. Hướng nội không có nghĩa là yếu đuối, ngược lại, người hướng nội có một dũng khí tiềm ẩn vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta cần sử dụng lòng dũng cảm này phá bỏ vùng an toàn của mình vào những thời điểm quan trọng, chẳng hạn như chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với một ai đó để giải tỏa những kìm nén và buồn chán trong lòng…
Thứ tư: Luyện tập
Bước cuối cùng là luyện tập, chỉ những rèn luyện có chủ đích mới có thể biến một vài kĩ năng nào đó thành thói quen, thành một loại bản năng của chúng ta.
Tác giả của một cuốn sách nước ngoài có tên "Học hành nghiêm túc" phát hiện ra rằng mình có một phản ứng bản năng đó là cứ gặp người tài giỏi hơn mình, việc đầu tiên sẽ là lùi lại phía sau, tạo khoảng cách với đối phương. Sau khi nhận thức ra được rằng đây không phải là phản ứng tốt, anh đã bắt đầu rèn luyện cho mình thói quen chủ động giao lưu, làm quen với những người giỏi giang hơn mình.
Theo thống kê, có tới 40% lãnh đạo là kiểu người hướng nội, trong đó có Warren Buffett, Abraham Lincoln, Martin Luther King… họ đều là những người hướng nội bẩm sinh.
Hướng nội không sai, xem hướng nội là khuyết điểm, đó mới là sai lầm. Chỉ cần chúng ta biết cách quản lý tính cách của mình, tính cách nào cũng có thể thành công.