Người dân bất chấp nguy hiểm đi xem xả lũ: Cấm gì làm nấy

Lan Hương |

Phớt lờ các biển báo nguy hiểm, cấm vào, người dân vẫn thoải mái chụp ảnh tự sướng, nô đùa ngay cạnh khu vực xã lũ.

Vừa qua, thủy điện Hòa Bình đã mở cửa xả đáy do mưa lớn làm mực nước trên các hồ dâng cao. Hoạt động hiếm thấy này đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân.

Họ nô nức kéo nhau tới gần vị trí xả đập để… nô đùa, check-in, chụp ảnh tự sướng với những khối nước cao vút cuộn ra.

Vẫn biết rằng, ai cũng muốn được chứng kiến tận mắt cảnh tượng kỳ vĩ. Nhưng chỉ vì muốn thỏa mãn trí tò mò rồi lưu lại những hình ảnh cho riêng mình mà bất chấp an toàn, tính mạng của bản thân thì thật ngốc nghếch.

Tôi khẽ nổi da gà khi trông thấy những chiếc xe máy dựng chênh vênh trên nền bê tông trơn trượt và những người thanh niên thản nhiên quăng chài, dùng lưới bắt cá mặc dòng nước chảy xiết.

Được biết trước đó, ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công văn gửi ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hòa Bình yêu cầu thực hiện nghiêm việc đảm bảo an toàn khu xả lũ hồ Hòa Bình.

Người dân bất chấp nguy hiểm đi xem xả lũ: Cấm gì làm nấy - Ảnh 1.

Người dân đến xem thủy điện xả lũ. (Ảnh: VietNamNet)

Về nguyên tắc, cần phải tránh xa các khu vực nguy hiểm, cấm vào có biển cảnh báo vì khó lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra.

Nhưng đôi khi, những biển cấm trở nên vô duyên và thừa thãi, hoặc thậm chí, trở thành tấm biển “chỉ dẫn” người dân hành động ngược lại.

Như những khu vực cấm đổ rác bị biến thành nơi tụ tập rác thải, địa điểm “cấm câu cá” được hiểu là “có nhiều cá để câu”.

Hay giống như các biển báo nguy hiểm, cấm tắm nằm dọc đường bao biển TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã từng phân nơi này thành các điểm tắm tự phát.

Tất cả các biển cảnh báo đều được đặt ở nơi dễ nhìn, nên nếu vẫn còn ý thức, người ta chỉ không tuân thủ biển báo khi bị mù chữ hoặc suy giảm thị lực!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại