Tranh minh họa.
1. Biết hổ thẹn
Người xưa thường nói rằng, con người biết hổ thẹn mới có lòng tự trọng. Khi đó, con người sẽ cảm thấy hổ thẹn khi làm điều sai trái, cảm thấy áy náy khi phụ lòng người khác và cảm thấy buồn khi có hành vi không đúng.
Người biết hổ thẹn sẽ có hành vi chuẩn mực, còn người không biết hổ thẹn thì bất kì điều gì xấu xa nào cũng có thể làm.
Biết hổ thẹn, biết đúng sai, từ đó sẽ có chí lớn, có thể làm những điều vĩ đại, trở thành người vĩ đại.
Điều đáng sợ nhất là, có những người còn không thấy đỏ mặt vì những hành vi xấu xa của mình. Họ làm những việc trái với đạo đức nhưng vẫn cố nói lý, biện hộ cho hành vi xấu của mình.
Chỉ khi biết xấu hổ, chúng ta mới có thể giữ được ngay thẳng, và biết xấu hổ thì mới tự tôn trọng chính mình.
Làm người cần phải biết hổ thẹn là gì. Trong lòng biết hổ thẹn, biết đúng sai, thiện ác, mới biết giới hạn của mình, trong mọi công việc biết khi nào nên tiến, khi nào nên lùi
2. Biết kính sợ
Phải biết kính sợ mới có điểm dừng.
Cuộc sống không đáng sợ nhưng cũng đầy rẫy nguy hiểm, chúng ta cần biết kính sợ. Bởi chỉ khi sợ hãi, con người mới có thể dừng bước, không dấn thân sâu hơn vào hiểm nguy hay tội lỗi.
Một người kính sợ cũng sẽ biết khiêm nhường, sẽ luôn giữ thái độ thận trọng trước khi làm việc gì đó và sẽ không để mất lý trí. Khi đó, chúng ta không chỉ nhìn thấy vị ngọt của sự cám dỗ mà còn thấy được vị đắng của nó, từ đó có thể cân nhắc ưu điểm và nhược điểm của vấn đề để đưa ra quyết định.
Ảnh minh họa.
Khi biết kính sợ, con người sẽ không trở nên bốc đồng, không bị quấy nhiễu bởi tạp niệm tham lam ích kỷ, không bị mệt mỏi vì danh lợi cá nhân mà luôn luôn khiêm tốn giữ được hòa khí, giữ được sự ung dung và điềm tĩnh trong tâm hồn.
Khi không biết kính sợ, con người sẽ trở nên bất chấp, chỉ biết làm theo những gì mình muốn, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, thậm chí vô pháp vô thiên, cuối cùng tự chuốc lấy bi kịch thậm chí là tai họa không thể cứu vãn trong đời.
Trong cuộc sống, con người cần phải có giới hạn cho cái gọi là biết sợ và kính nể, đã là giới hạn, là lằn ranh đỏ thì không được chạm vào, bãi mìn không nên vượt, tuyệt đối đừng vượt.
Chỉ khi biết kính sợ chúng ta mới biết trân trọng cuộc sống, biết tận dụng thời gian để làm những việc đúng đắn, nên làm.
Biết kinh sợ, như vậy chúng ta mới nghiêm túc tuân thủ các quy tắc trong cuộc sống, làm việc một các ổn định, trở thành con người trong sạch và giữ được đạo đức tốt đẹp, thanh cao.
3. Biết tự giác kỷ luật
Tự giác kỷ luật có thể thay đổi cuộc sống con người. Để thành công, con người không thể thiếu tính kỷ luật.
Hãy rũ bỏ sự tầm thường, áp dụng kỷ luật với bản thân, thay đổi chính mình và làm chủ cuộc sống. Trên con đường rèn luyện bản thân, mỗi chúng ta đều là những người đang tu dưỡng.
Tự kỷ luật từ trước đến giờ không phải là hành động tu tập khổ hạnh mà là những hành động không ngừng được sinh ra một cách tự nhiên từ trách nhiệm với chính con người mình, từ tình yêu với cuộc sống.
Tính tự giác kỷ luật giúp chúng ta có được nhiều kĩ năng hơn và có thể cảm nhận những điều tuyệt vời trong mọi lĩnh vực. Tự giác kỷ luật còn giúp chúng ta có thêm thời gian để khám phá vẻ đẹp của thế giới mà ta chưa từng biết đến.
Hi vọng rằng mỗi người chúng ta đều có thể cảm nhận và hưởng thụ được cuộc sống tươi đẹp hơn từ tính tự giác kỷ luật này!
Biết hổ thẹn, biết kính nể và biết tự giác kỷ luật là ba "báu vật" của cuộc đời mỗi con người.
Biết hổ thẹn là sự khởi đầu của sự kiêng nể; kiêng nể đảm bảo cho tự giác kỷ luật và tự kỷ luật là nguồn gốc của sự tự do.
Hi vọng rằng tất cả chúng ta đều biết giữ gìn và trân trọng ba "báu vật" này của riêng mình để có một cuộc sống vô tư, cởi mở. Khi chúng ta sống có kiêng nể, có tự giác kỷ luật, chúng ta tự khắc sẽ tránh xa được tai họa, đồng thời tạo ra được các giá trị bền vững cho cuộc đời.