"Ngủ quên trên chiến thắng", NATO sợ Nga trỗi dậy tại "tử huyệt"

An Bình |

Các chỉ huy Mỹ đang lo ngại rằng, trong trường hợp phải đối mặt trong một cuộc xung đột với Nga thì lực lượng của họ có thể gặp khó khăn về hậu cần và di chuyển quân.

Những chiếc humvees có thể phải nhọc nhằn lê bước trên những con đường hẹp trên khắp châu Âu. Các xe tăng của Mỹ có thể đè bẹp các cây cầu rỉ sét yếu ớt với trọng lượng khổng lồ của chúng còn lực lượng quân đội có thể bị giữ lại bởi nhân viên kiểm tra hộ chiếu và các công ty đường sắt quản lí nghiêm  khắc.

NATO rời rạc về hậu cần

Mặc dù những rào cản sẽ giảm đi nếu có một tuyên bố chiến tranh, giai đoạn lờ mờ trước khi diễn ra xung đột quân sự sẽ là một vấn đề lớn. NATO chỉ tổ chức một lực lượng vũ trang được triển khai tới các nước thành viên có chung biên giới với Nga. 

Những lực lượng hỗ trợ khác sẽ cần phải di chuyển hàng trăm dặm đường. Và sự chậm trễ- kết quả tổng thể của quan liêu, lên kế hoạch thiếu chu đáo và cơ sở hạ tầng xuống cấp - có thể cho phép Nga kiểm soát các vùng lãnh thổ NATO ở Baltics trong khi các nhà hoạch định quân đội Hoa Kỳ vẫn đang điền vào 17 mẫu đơn cần thiết để đưa quân đội vượt qua lãnh thổ nước Đức và sang Ba Lan.

Trong ít nhất một cuộc diễn tập mà Nhà Trắng tính toán về một cuộc chiến tranh tại châu Âu với Nga, những trở ngại về hậu cần đã góp phần vào sự mất mát của NATO.

Ngủ quên trên chiến thắng, NATO sợ Nga trỗi dậy tại tử huyệt - Ảnh 1.

Những trở ngại trong quá trình di chuyển có thể khiến NATO đến muộn trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.

"Chúng tôi phải có khả năng di chuyển nhanh hoặc ít ra là hơn Nga để có thể ngăn chặn hiệu quả," Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu nói.

Kể từ khi nghỉ hưu vào tháng 12 và tham gia Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu tại Washington, Hodges đã gia tăng các thông điệp cảnh báo về vấn đề trên, và ông đã thành công trong việc đưa việc tăng cường khả năng di chuyển của quân đội vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh NATO tại Brussels vào tháng tới. 

Mỹ và NATO, Hodges cho biết, cần phải có sức mạnh "đủ lớn ngay tại chỗ để Nga không thực hiện một tính toán sai lầm khủng khiếp."

Lý do ban đầu cho liên minh NATO là để phòng ngừa chống lại một cuộc chiến tranh tiềm năng với Nga. Quân đội phương Tây thường xuyên diễn tập chuẩn bị cho các xung đột quy mô lớn - và tuyến đầu tiên giữa Đông và Tây Đức chỉ cách vài dặm nơi hơn 200 nghìn quân đội Mỹ được triển khai.

Nhưng khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nhà lập kế hoạch phương Tây vui vẻ bỏ đi các chính sách này với hy vọng hợp tác mới với Moscow. Trong nhiều năm sau sự mở rộng năm 2004 của NATO vào các vùng lãnh thổ đã từng là của Liên Xô, liên minh này không có kế hoạch làm thế nào để bảo vệ các thành viên mới của mình.

"Chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng các điều khoản quân sự", Douglas Lute, một tướng lĩnh 3 sao trong quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và cựu đại sứ Mỹ tại NATO nói.

Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 đã gây ra một sự bất ngờ. Các nhà lập kế hoạch phương Tây đã tìm lại sách lược về thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng những mũi nhọn của họ nhằm vào Nga đã bị mài mòn đến mức khó thể phục hồi và khả năng di chuyển của họ trên khắp châu Âu đã bị phân hủy.

Trong một số trường hợp, các nhà hoạch định quân sự ở Moscow đã có một cái nhìn tốt hơn về các cây cầu, đường xá và những điểm yếu tại các lãnh thổ mới của NATO - bởi vì họ từng thuộc Liên bang Xô viết.

Và trong khi Nga không gặp thách thức nào trong việc di chuyển quân đội của mình bên trong lãnh thổ riêng của mình, thì một quy tắc phong phú thời hòa bình có thể làm phức tạp hoạt động di chuyển quân ở châu Âu.

Ví dụ, Đức cho phép các xe tải được trang bị xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác trên đường cao tốc chỉ vào ban đêm vào các ngày trong tuần. Thụy Điển, không phải là thành viên của NATO nhưng hoạt động chặt chẽ với liên minh này, yêu cầu thông báo ba tuần trước khi phần lớn các nhân viên quân sự và thiết bị có thể tiến vào nước này. 

Các đường ray trên đường sắt Baltic được đặt cách nhau rộng hơn so với tiêu chuẩn phương Tây, có nghĩa là tàu hỏa phải được điều chỉnh, sau đó lại phải thay đổi khi đã áp sát biên giới Ba Lan với Lithuania. Điều đó có thể tốn thêm nhiều thời gian cho quá trình hành quân.

"Nếu bạn đến nơi trong 45 ngày, bạn có thể đã đến muộn cuộc chiến," Tướng Steven Shapiro chịu trách nhiệm bố trị hoạt động di chuyển của quân đội Mỹ ở châu Âu. Shapiro lưu ý rằng gần đây ông đã phải nộp 17 mẫu đơn để đưa quân từ cảng Bremerhaven của Đức đến Ba Lan.

Điển hình, một phi đội Hoa Kỳ đã phải hoàn tất rất nhiều thủ tục để mang thiết bị của họ từ Georgia đến Đức vào năm ngoái.

"Vào ngày 15/ 8, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình", Lackey, chỉ huy của phi đoàn trên nói. "Nhưng một số phương tiện đã không được đưa trở lại cho đến cuối tháng 12."

Nhanh chóng cải tổ, NATO e sợ Nga đột phá “tử huyệt”

Các nhà lãnh đạo NATO chỉ mới bắt đầu giải quyết các vấn đề cơ bản. Họ đã làm việc với Liên minh châu Âu trong năm qua để gia tăng kinh phí cho cơ sở hạ tầng và giảm rào cản quan liêu. 

Tại hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng tới, NATO dự kiến sẽ phê chuẩn hai bộ chỉ huy quân sự mới có thể tăng tốc việc quá cảnh từ Bờ Đông Hoa Kỳ tới khu vực biên giới của NATO với Nga.

Trong một động thái có liên quan, các nhà lãnh đạo cũng dự kiến sẽ phê duyệt kế hoạch tăng số lượng quân đội NATO có thể thực hiện hành trình di chuyển nhanh nếu cần, tới khoảng 30.000 lính sẵn sàng trong vòng 30 ngày. NATO hiện đang có một lực lượng phản ứng nhanh với 5.000 binh sĩ sẵn sàng triển khai trong vòng 10 ngày, và các nhà hoạch định quân sự lo sợ điều đó là không đủ.

Khi kết hợp với nhau, những thay đổi này sẽ đánh dấu một nỗ lực đáng kể của NATO nhằm ngăn chặn Nga. NATO hy vọng là họ có thể tránh được chiến tranh bằng cách có thể tăng cường quân đội để đe dọa đối thủ ở biên giới. 

"Miễn là chúng tôi có thể thể hiện sự ngăn chặn đáng tin cậy và mạnh mẽ, bao gồm cả khả năng di chuyển lực lượng, thì chúng tôi đang ngăn chặn được xung đột", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong tháng này.

Điểm khó khăn nhất để bảo vệ tất cả NATO là một dải đất hẹp nối Lithuania với Ba Lan. Hành lang rộng 40 dặm này được bao bọc bởi vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga ở một bên và Belarus, một đồng minh của Nga, ở bên kia. 

Đây là con đường sống còn nối các quốc gia Baltic với phần còn lại của NATO thông qua một tuyến đường sắt duy nhất và một đường cao tốc hai làn trên một khu vực địa hình từ hồ sang các khu rừng và cả khu vực đất nông nghiệp.

Các quan chức phương Tây đã gọi khu vực này là Lỗ hổng Suwalki- lấy cảm hứng từ Lỗ hổng Fulda - điểm yếu nhất trong hàng rào phòng thủ thời Chiến tranh Lạnh của Tây Đức.

Khu vực Suwalki được cho là nằm trong tầm bắn của các tên lửa phòng thủ của Nga đóng tại Kaliningrad, vì vậy trong các bài tập mô phỏng chiến đấu, các chỉ huy NATO đã ngần ngại gửi các máy bay chiến đấu tới gần khu vực này. Điều đó dẫn đến việc Baltics sẽ nhanh chóng bị kiểm soát. 

Bất kỳ lực lượng nào của NATO tham chiến trên bộ tại đây sẽ phải chiến đấu mà không có sự hỗ trợ của không quân - và việc họ tiến vào khu vực này có thể bị ngăn chặn bởi một thứ đơn giản như một chiếc xe tải lật ngược trên con đường cao tốc duy nhất.

"Nơi nhạy cảm nhất đối với một cuộc tấn công nhanh là khu vực hành lang Suwalki," Hodges cho biết.

Lỗ hổng này đồng nghĩa với việc nếu quân Nga ồ ạt băng qua biên giới tại đây, NATO sẽ cần phải triển khai lực lượng rất nhanh chóng. Một nghiên cứu năm 2016 từ Tập đoàn Rand phát hiện ra rằng, Nga có thể chiếm được thủ đô Riga của Latvia trong vòng 60 giờ hoặc ít hơn.

"Chúng tôi không thể thay đổi tình hình địa lý," Trung tá Mindaugas Petkevicius, phó chỉ huy một đội hậu cần NATO có trụ sở tại Lithuania, nói. "Đó là một điểm nghẹt thở tự nhiên."

"Baltics có thể là nơi Nga kiểm nghiệm tổng lực của NATO," quan chức phụ trách hậu cần cho Bộ Quốc phòng Lithuania - Trung tá Valdas Dambrauskas nói. “Nếu nơi này thất bại, tất cả NATO sẽ thất bại.”

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại