Ngoài tục thả cá vàng, ngày lễ ông Công ông Táo còn cần lưu tâm điều gì?

Nguyễn Hằng |

Trong ngày 23 tháng Chạp, ngoài tục thả cá vàng, còn rất một số điều cần phải lưu tâm nhưng nhiều người lại vô tình bỏ sót.

Đã từ lâu, ngày 23 tháng Chạp trở thành một ngày lễ đặc biệt, mang đậm nét văn hóa của đất nước và con người Việt Nam.

Trong tín ngưỡng dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn ông Táo (hay Táo quân) là các vị thần chuyên chăm lo cho cuộc sống mỗi gia đình, đặc biệt là bếp lửa.

Theo truyền thuyết cứ đến 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo lại cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc làm, hành xử của mỗi gia đình tới Ngọc Hoàng trên Thiên đình.

Ngoài tục thả cá vàng, ngày lễ ông Công ông Táo còn cần lưu tâm điều gì? - Ảnh 1.

Cúng ông Công, ông Táo đã trở thành một nét văn hóa đẹp được người dân Việt Nam lưu truyền từ thời xa xưa. Ảnh minh họa

Cho nên người dân vào ngày này đều chuẩn bị đồ cúng, mũ áo chỉnh tề lên Táo quân để các ngài chuẩn bị về trời.

Đặc biệt, nhiều người còn thả cá chép vàng với mong muốn thể hiện thành ý của gia chủ đối với các vị thần bếp trong một năm cai quản vất vả. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng hiểu và nắm rõ được các quy trình, công đoạn cũng lễ ông Táo.

Dưới đây là một vài lưu ý giúp các gia đình sửa soạn lễ vật, đồ cúng đúng theo phong tục.

Dọn dẹp sạch sẽ bếp

Theo quan niệm dân gian, ông Táo là ba vị thần cai quản và trông nom việc bếp núc. Do đó, việc đầu tiên trong ngày 23 tháng Chạp cần làm đó là nên dọn dẹp sạch sẽ khu bếp nấu ăn. Ngoài ra, ban thờ cũng cần được lau dọn sạch sẽ, sắm sửa lễ vật để gia chủ dâng lên ông Táo.

Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp nên được đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong gia đình.

Đốt vàng mã đúng cách

Đốt vàng mã là một công đoạn không thể thiếu trong ngày tết ông Công, ông Táo. Mọi người có thể mua vàng mã gồm quần áo, tiền âm phủ, hia, mũ, ... ở các chợ hoặc cửa hàng tạp hóa. Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 là có thể mang quần áo, tiền vàng của Táo quân xuống đốt.

Ngoài tục thả cá vàng, ngày lễ ông Công ông Táo còn cần lưu tâm điều gì? - Ảnh 2.

Đốt vàng mã là việc không thể thiếu trong ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: Internet

Người dân nên chú ý không đốt vàng mã ở nơi gần các nguồn điện, kiểm soát nguồn lửa để hạn chế cháy nổ và hỏa hoạn đáng tiếc.

Cúng trước hay cúng sau?

Ngày 23 tháng Chạp năm nay vào đúng ngày thứ 5 (8/2/2018) nên nhiều người vẫn phải đi làm bình thường. Do đó, có không ít người thắc mắc nên cúng ông Công, ông Táo trước hay sau.

Ngoài tục thả cá vàng, ngày lễ ông Công ông Táo còn cần lưu tâm điều gì? - Ảnh 3.

Các gia đình có thể làm mâm cơm, sắm sửa lễ vật dâng lên ông Công, ông Táo vào trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (bao gồm cả việc thả cá chép vàng).

Theo phong tục truyền thống, quy trình cúng ông Công, ông Táo cần phải được tiến hành trước thời điểm các ngài cưỡi cá chép về trời gặp Ngọc Hoàng (tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp).

Do đó, tùy điều kiện từng gia đình, mọi người có thể cúng vào chiều tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại