Ngoài dự đoán, bầu cử Iraq "chấm hết" kỷ nguyên Iran?

Minh Đức |

Kết quả bầu cử Iraq có thể gây bất ngờ, nhưng bên thua cuộc nhiều nhất rất có thể lại là Iran.

Kết quả thấp đến bất ngờ của Thủ tướng Haider al-Abadi trong cuộc bầu cử Iraq, đã giáng một đòn mạnh vào ảnh hưởng của Mỹ tại quốc gia Trung Đông. Sau những hỗ trợ của Washington dành cho chính phủ Baghdad trong cuộc chiến đánh đuổi IS và lấy lại những lãnh thổ bị mất, đây được coi là một sự thất bại cho cả Mỹ và ông al-Abadi.

Tuy nhiên, tờ The Guardians nhận định, bên thua cuộc nhiều hơn có thể lại là Iran. Theo kết quả bầu cử sơ bộ, thủ lĩnh lực lượng dân quân dòng Shiite Hadi al-Amiri – được cho là có quan điểm thân với Iran – lại chỉ về thứ hai, sau liên minh của giáo sĩ Moqtada al-Sadr. Là một người theo chủ nghĩ dân tộc kỳ cựu, ông Sadr tin rằng, người Iraq nên tự xử lý các vấn đề nội bộ, mà không cần sự can thiệp từ Washington, Tehran hay bất kỳ đồng minh nào.

Ngoài dự đoán, bầu cử Iraq chấm hết kỷ nguyên Iran? - Ảnh 1.

Giáo sĩ Moqtada al-Sadr (phải, mặc áo choàng) tại một điểm bỏ phiếu ở Najaf

Câu hỏi hiện đặt ra cho người Iraq và cả giới Arab là, liệu cuộc bầu cử trên có đánh dấu mức đỉnh cao nhất, cho những ảnh hưởng đang không ngừng gia tăng của Iran tại khu vực, kể từ sau cuộc tấn công Iraq vào năm 2003. Những sự kiện gần đây đã để lại những lỗ hổng lớn trong hành trình tưởng như không thể ngăn cản được của Iran. Liệu có phải ảnh hưởng của Iran đã lên tới “kịch trần”?

Dấu hiệu của sự thay đổi xuất hiện vào tuần trước, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA hay còn gọi là thoả thuận hạt nhân Iran), và đe doạ tái áp dụng các lệnh trừng phạt lên quốc gia Hồi giáo.

Giới lãnh đạo Tehran dường như bị động trước đòn tổng lực từ Mỹ. Cho đến thời điểm hiện tại, Iran chưa đưa ra được những đáp trả rõ ràng nào.

Mặc dù các nước châu Âu liên tục đảm bảo rằng, họ quyết tâm không để JCPOA bị đổ vỡ, nhưng đây có vẻ giống như một lời hứa không có nhiều trọng lượng. Trước những đe doạ trừng phạt từ Mỹ, hầu hết các tập đoàn tư nhân hiện đang đầu tư vào Iran sẽ ra đi. Pháp, Đức hay EU gần như sẽ không làm được gì để níu chân họ.

Trong khi đó, Anh, với thái độ khá “lặng lẽ” và vị trí quen thuộc ở giữa, không muốn làm mất lòng cả Mỹ và châu Âu - dường như đã thừa nhận thực tế. Iran không thể dựa trên Nga hay Trung Quốc (hai nước còn lại tham gia ký kết JCPOA), để gỡ rối cho mình.

Để có tiền duy trì nền kinh tế còn nhiều bấp bênh, các chiến dịch can thiệp vào Syria, Yemen, và cả chương trình tên lửa đạn đạo…, Iran cần hàng tỷ USD từ xuất khẩu dầu. Giờ đây dòng tiền mặt này đang phải đối mặt với vô số nguy cơ.

Trong khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran nã súng vào các cứ điểm của Israel tại Cao nguyên Golan; Điều này vô hình chung đã tạo thành một cái cớ chính đáng để Israel phát động một cuộc tấn công quy mô lớn hơn vào các cơ sở hạ tầng của Iran trên khắp Syria.

Một kịch bản kinh điển.Cũng trong tuần trước, Iran tiếp tục vướng phải một mớ bòng bong khác trong khu vực – mà tờ The Guardians gọi là “một cái bẫy của Israel”.

Bắt đầu từ một hành động tấn công quy mô nhỏ hôm thứ Ba (01/5) vào các cơ sở vật chất quân sự của Iran tại Kisweh, nam Damascus – động thái mới nhất trong loạt các cuộc tấn công từ trước đến nay xuất phát từ Israel , mà Iran vẫn chưa thực sự đáp trả. Tuy nhiên, lần này mọi thứ đã thay đổi.

Bên cạnh đó, Iran còn phải đối mặt với nguy cơ bị vượt qua về cả mặt ngoại giao. Ngày 9/5, có mặt tại Moscow tham dự Lễ kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng tranh thủ cố gắng kết nối những lợi ích của Israel với những gì mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm kiếm tại Syria. Israel đã cảnh báo với Nga về những cuộc tấn công tuần trước.

Những hành động hợp tác Nga và Israel tương tự đang diễn ra ở mức độ thường xuyên. Đối với Tehran, Moscow – bề ngoài đang “kề vai sát cánh” với Iran tại Syria – giờ đây lại trở nên ngày càng thiếu tin cậy hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại