Nghiên cứu của Đại học Harvard: 4 phương pháp không tốn kém để tạo nên những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn số đông

Đinh Anh |

Nếu bố mẹ nắm bắt được giai đoạn vàng phát triển trí não và rèn luyện những thói quen dưới đây, trí thông minh của trẻ sẽ được cải thiện rất nhanh, học đâu nhớ đó.

Ngoài yếu tố bẩm sinh, chỉ số IQ của trẻ được quyết định bởi môi trường và gia đình. Mỗi đứa trẻ sẽ chỉ có một thời kỳ đỉnh cao để phát triển IQ não bộ.

Một tập hợp dữ liệu nghiên cứu của trường Y Harvard, trực thuộc ĐH Harvard cho thấy 5-6 tuổi là thời điểm não bộ của trẻ phát triển đến 80-85% trong sự phát triển toàn diện. Điều này có nghĩa 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển trí não rất quan trọng. Vậy làm thể nào để kích thích trí thông minh của trẻ trong những ngày thơ ấu?

Dưới đây là một số gợi ý được trường đại học Harvard đưa ra.

1. Tập thể dục thường xuyên

Trong cuốn ''Tập thể dục làm biến đổi não bộ'' của Phó giáo sư John Reddy đến từ trường Y Harvard đã đề cập đến sự liên kết giữa việc tập thể dục và trí não. Sau 20 năm nghiên cứu về vấn đề này, ông đưa ra kết luận: ''Tập thể dục không chỉ rèn luyện thể lực mà còn giúp tăng cường trí não và giúp trẻ em thông minh hơn''.

Nghiên cứu của Đại học Harvard: 4 phương pháp không tốn kém để tạo nên những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn số đông - Ảnh 1.

Ông đã áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế và đạt được những kết quả nhất định. Như chương trình giáo dục thể chất cho 19.000 học sinh của giáo sư Reddy tại một trường học ở ngoại ô Chicago.

Kết quả cho thấy không chỉ giúp các em khoẻ mạnh mà những đứa trẻ của ngôi trường này đã xếp thứ 6 về toán học và thứ nhất về khoa học và công nghệ trong dự án nghiên cứu xu hướng toán học và công nghệ quốc tế, được tổ chức trên khắp thế giới vào năm 1999 với sự tham gia của 23.000 học sinh.

Tập thể dục cũng giúp não tăng tốc. Thí nghiệm được áp dụng trên chuột cho thấy, những con được tập thể dục, vùng hải mã có chức năng ghi nhớ lớn hơn 15% và nặng hơn 9% so với những con chuột không tập luyện.

Vì vậy việc trẻ làm bài tập sau khi tập thể dục là hiệu quả. Một số trường học nổi tiếng ở Bắc Kinh giao bài tập về nhà cho trẻ là nhảy dây. Bởi đây là một trong những bài tập cải thiện trí nhớ của trẻ. Ngoài ra, bóng bàn cũng là một bài tập tăng cường trí não và có thể ngăn ngừa cận thị.

Vì vậy, làm thế nào để biến việc tập thể dục thể thao trở thành thói quen hàng ngày của con bạn:

- Đầu tiên, cha mẹ nên chủ động dẫn trẻ đi tập thể dục. Thời điểm bắt đầu việc này càng sớm càng tốt vì trẻ luôn luôn sẵn sàng làm nhiều việc cùng cha mẹ.

- Thứ hai cho phép trẻ tham gia các bộ môn thể thao trước giờ học.

- Thứ ba, khuyến khích và ủng hộ trẻ tham gia các môn thể thao vận động cùng bạn bè

2. Chơi game là chất dinh dưỡng phát triển trí não

Giáo sư Hồng Lan (Trung Quốc), một nhà khoa học não bộ đã chỉ ra rằng game không phải là kẻ thù của học tập. Chúng là đối tác của học tập và là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của não bộ.

Nghiên cứu của Đại học Harvard: 4 phương pháp không tốn kém để tạo nên những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn số đông - Ảnh 3.

Những đứa trẻ có thể tham gia các trò chơi sẽ có trí tuệ cảm xúc cao hơn vì chúng học được cách hòa đồng với mọi người trong các trò chơi tập thể.

Các trò chơi có thể trau dồi những khả năng cơ bản của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, tính cách... và thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tất nhiên, để con sa đà vào game là không tốt, nhưng chơi game trong khoảng thời gian thích hợp lại mang đến nhiều lợi ích.

3. Thói quen đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn

Nhà giáo dục Suhomlinsky từng nói: "Cách để trẻ thông minh hơn không phải là học bù đầu hay tăng lượng bài tập về nhà mà là thêm thời gian đọc sách''. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý tháng 1/2012 đã kết luận rằng đọc sách cho trẻ nghe kết hợp với tương tác có thể làm tăng chí số IQ của trẻ hơn 6 điểm.

Nghiên cứu của Đại học Harvard: 4 phương pháp không tốn kém để tạo nên những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn số đông - Ảnh 5.

Thực tế, một cuộc khảo sát về thói quen sinh hoạt của 177 tỷ phú cho thấy: Điểm chung lớn nhất của họ là đọc sách. Giáo sư Hồng Lan cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ có khả năng đọc sớm sẽ có tiềm năng học tập lớn hơn.

Đọc là cách hấp thụ thông tin nhanh nhất, mắt có thể đọc được 668 từ/phút. Nói nhanh nhất cũng chỉ được khoảng 250 từ/phút trong khi đó đọc nhanh gấp 3 lần.

Theo quan điểm của vị giáo sư này, nói là bản năng và đọc là một thói quen. Đọc sách là cách giúp trẻ bình tĩnh, nhìn sâu vào thế giới và nó là một phần mở rộng vô hạn cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

4. Cha mẹ nói chuyện với con càng nhiều con càng thông minh

Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra rằng không phải chương trình học ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ mà đó là cách cha mẹ giao tiếp và tương tác với con cái.

Trẻ càng thường xuyên nói chuyện với cha mẹ, vỏ não càng hoạt động tích cực. Điều này giúp vỏ não của chúng hoạt động tích cực và giúp đạt điểm cao trong những bài kiểm tra ngôn ngữ, khả năng hiểu biết và hơn thế nữa...

Tuy nhiên, điều này không liên quan đến các yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình hay trình độ học vấn của bố mẹ.

Nghiên cứu của Đại học Harvard: 4 phương pháp không tốn kém để tạo nên những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn số đông - Ảnh 6.

Người đoạt giải Nobel Vật lý, Richard Feynman đã đề cập trong cuốn tự truyện của mình rằng sự thành công của ông là do ảnh hưởng từ bố

"Bố thường dạy tôi bằng cách đưa ra nhiều ví dụ khác nhau và thảo luận về chúng. Ông không gây áp lực, chỉ là những cuộc thảo luận thoải mái, vui vẻ. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi trong suốt cuộc đời và cho tôi cảm nhận về mọi lĩnh vực khoa học mà tôi quan tâm. Khi còn nhỏ, tôi rất thích những cuộc trò chuyện với bố".

Có thể nói, chính khả năng trò chuyện tuyệt vời của bố đã dẫn lối cho một Richard Feynman đoạt giải Nobel Vật Lý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại