Đới Kiến Nghiệp, một giáo sư tại Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc, từng kể một câu chuyện như này trong buổi phát sóng trực tiếp.
Một ông chủ thường đi xuống dưới gầm cầu vượt để tuyển những nông dân mới lên thành phố làm việc.
Sau đó, anh chuyển sang làm dự án, và nhân viên của anh cũng thay đổi từ công nhân xây dựng thành nhân viên phân loại vật liệu.
Để giảm chi phí lao động, anh đã thuê nhiều sinh viên đại học nhất với mức lương khởi điểm rất thấp trên thị trường nhân tài.
Trong một lần tình cờ, anh phát hiện ra rằng cha mẹ của những sinh viên đại học này không ai khác chính là những công nhân nhập cư làm việc cho mình hồi đó.
Nói về điều này, Đới Kiến Nghiệp không khỏi cảm thán: Nghèo đói cũng đang di truyền, và nó thực sự có thể được di truyền.
01
Có một bộ dữ liệu như này.
Theo thống kê của Tiến sĩ giáo dục Suskind của Mỹ: Trong những gia đình có thu nhập kinh tế cao, trung bình mỗi giờ trẻ có thể nghe cha mẹ nói 2.000 từ liên quan đến kinh tế, văn học, chính trị và các lĩnh vực khác.
Ở các hộ gia đình có thu nhập trung bình, con số đó giảm xuống còn 1.200 và ở các hộ nghèo, con số này giảm xuống còn 600.
Một gia đình khá giả không chỉ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn cho phép trẻ em tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn cũng như cái nhìn rộng hơn.
Trong những gia đình nghèo, cha mẹ phải làm việc vất vả chỉ để đủ cơm ăn áo mặc, con cái khó có cơ hội được hiểu biết nhiều hơn do thiếu nguồn lực giáo dục.
Từng có người đặt ra một câu hỏi rằng: Có khi nào bạn cảm thấy vận mệnh của mình khó có thể thay đổi chỉ với sự chăm chỉ hay không?
Một cư dân mạng từng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa (Top 5 đại học hàng đầu tại Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện của mình.
Khi mới vào đại học, anh ấy quen được một người bạn ở câu lạc bộ, người bạn học này tướng mạo cũng bình thường, thành tích học tập cũng chỉ ở mức trung, anh ấy cũng không để ý gì quá nhiều.
Sau đó thì anh ấy và người bạn này hầu như không còn liên lạc với nhau nữa.
Cho tới khi chuẩn bị tốt nghiệp, hai người tình cờ gặp nhau ở cổng trường, anh ấy biết được rằng người bạn này chuẩn bị đi du học tại một trường đại học top 5 của thế giới, còn bản thân thì vẫn đang đau đầu trong câu chuyện tìm việc làm.
Anh ấy nói: "Sau này tôi mới biết, ba của người bạn đó là viện trưởng của một trường đại học, còn tôi tới từ một gia đình bình thường ở một thành phố hạng năm. Từ nhỏ người nhà đã nói với tôi rằng, đỗ vào Thanh Hoa, còn là người giỏi nhất so với bạn bè cùng trang lứa; còn thứ mà cậu ấy được nghe lại là, Thanh Hoa chưa bao giờ là trường đại học tốt nhất trên thế giới."
Từ nhỏ ba mẹ đã nói với tôi, đỗ vào một trường đại học tốt, sau này sẽ đỡ vất vả hơn; nhưng cậu ấy lại được ba mẹ nói rằng, đỗ đại học mới là bước đầu tiên.
Gia đình tôi chưa có ai học đại học, vì vậy sau khi đỗ đại học, tôi chỉ biết làm theo những người khác, chọn chuyên ngành, làm bài tập và tìm việc làm.
Còn cậu ấy chuyển học viện, gửi luận văn, thi IELTS, đi du học… mỗi một bước đi ra sao, đều sớm đã được lên kế hoạch từ trước khi nhập học."
Anh ấy vốn nghĩ rằng mình có cùng vạch xuất phát với các bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa. Nhưng trên thực tế, nói về kiến thức và tầm nhìn được thừa hưởng từ gia đình, giữa họ đã có sự khác biệt rất lớn.
Một tác gia từng nói: "Nội hàm thực sự của nghèo đói là cha mẹ không bao giờ có thể cho con cái những thứ mà bản thân họ không có, ngoài xe hơi và nhà cửa, nó còn là suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn."
Một người còn trẻ giống như đất sét nung sứ vậy, hướng dẫn ra sao sẽ có hình thù như vậy.
02
Vương Kim Chiến, Viện trưởng Viện Giáo dục Cơ sở của Viện Khoa học Trung Quốc từng nói: "Trình độ nhận thức của cha mẹ quyết định mức trần của con cái".
Môi trường mà một đứa trẻ tiếp xúc lần đầu tiên sau khi sinh ra - gia đình - quyết định những gì một đứa trẻ nhìn thấy khi lớn lên là cơm áo gạo tiền hay giấc mơ ở những nơi xa xôi.
So với sự thiếu thốn về vật chất và phương tiện giáo dục, điều đáng sợ hơn ở những gia đình nghèo là sự hiểu biết hời hợt của cha mẹ thường hạn chế những khả năng vô tận của con cái.
Nhà văn Trung Quốc, Yang Benfen cũng từng gặp phải những điều tương tự khi còn sống ở một vùng nông thôn ở Hồ Nam:
Có người bản thân chưa bao giờ đi học, cảm thấy đi học vô ích nên không cho con đi học.
Có người chưa bao giờ rời khỏi làng quê, giấu giấy báo nhập học của con rồi nói một câu đánh thẳng vào tâm lý: "Gốc gác của con là ở đây".
Ngược lại, cha của Yang Benfen là một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, ông không chỉ dạy con đọc, viết mà còn thường xuyên nói về những sự kiện bên ngoài làng.
Vào cuối những năm 1960, gia đình ông Yang cũng nghèo khó như những gia đình khác trong làng, cha của Yang Benfen thậm chí còn qua đời vì không có cái ăn trong một thời gian dài.
Nhưng sau khi kỳ thi tuyển sinh đại học được tổ chức lại, anh trai của Yang Benfen ra ngoài dạy học, em trai của bà cũng trúng tuyển đại học, cả gia đình nhanh chóng trở nên sung túc hơn.
Hầu hết con cháu của hàng xóm bà vẫn ở lại làng, tiếp tục cuộc sống nghèo khó ngày xưa.
Nghèo thực sự, không phải là thiếu tiền, mà là nghèo về nhận thức.
Cha mẹ khép mình lại và thế hệ tiếp theo cũng khó có được cơ hội thay đổi cuộc sống của mình.
Trong lòng cha mẹ có núi, trong mắt cha mẹ có sông, con cái mới có thể đứng thật cao và nhìn ra thật xa.
03
Robert Kiyosaki từng nói rằng nghèo đói không phải là thứ khắc sâu trong DNA của bạn, nó là cách hiểu của bạn về cái nghèo.
Đúng là nghèo có thể di truyền.
Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thông qua nỗ lực của chính mình, chọn một lối sống mới và cắt đứt chuỗi nghèo đói đó.
"Có thể vùng nước sâu có cá lớn, vùng nước nông chỉ có cá nhỏ, nhưng nếu bạn không ra khơi, bạn sẽ không có một con cá nào".
Đúng là không dễ để thay đổi vận mệnh của bản thân, nhưng nếu bạn không thay đổi chính mình, nó sẽ lại trở thành một định mệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Không phải tất cả mọi người trên thế giới này được sinh ra ở Rome, nhưng đối với những người quan tâm đến Rome, ông trời sẽ để lại một con đường, ít nhất là cho con cái của họ.