Thực tế, người ta đã chế tạo ra một chiếc máy có khả năng truyền đi được một bản nhạc vào năm 1860 bằng cách dùng điện. Mười sáu năm sau đó, nhân loại tiếp tục bước một bước xa khi đã có thể tạo ra chiếc máy có thể truyền được lời nói nhưng vẫn còn quá sơ sài và hạn chế.
Tuy nhiên, chính thức có thể xem như một chiếc điện thoại với khả năng đàm thoại đường dài thì phải ra đời vào một thời gian sau.
Ông Alexander Graham Bell. Ảnh: Bostonmagazine
Đó là vào ngày 27/3/1884 khi Alexander Graham Bell đã thực hiện cuộc gọi điện thoại đường dài đầu tiên giữa Boston và Salem, Massachusetts.
Theo đó, Bell đã gọi cho Watson - trợ lý và cũng là người đang chờ để trả lời điện thoại từ nhà hát Lyceum. Sau buổi thuyết trình, một phóng viên của Globe đã trở thành người gửi tin tức báo chí đầu tiên qua điện thoại. Henry M Butchelder đã gửi báo cáo của mình cho đồng nghiệp A.B. Fletcher.
Theo Poynter, điện thoại của Bell là một hộp gỗ khoảng 18inch với một lỗ nhỏ ở phía trước. Người gọi sẽ nói và nghe qua cùng một lỗ. Về phía Watson, thiết bị có thể tạo ra một tín hiệu để báo hiệu rằng một cuộc gọi đang đến.
Cuộc gọi này nếu thực hiện ở thời điểm hiện tại thì vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy smartphone hoặc bất cứ một chiếc điện thoại di động nào ra cũng có thể làm được, thậm chí với khoảng cách còn xa hơn thế nhiều. Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh cách đây hơn 130 năm, nó thực sự là một kỳ tics.
Sau cuộc gọi này, khoảng cách giữa các cuộc gọi điện thoại ngày càng dài hơn khi công nghệ ngày một được cải thiện.
Đến năm 1915, người ta đã có thể lần đầu tiên thực hiện thành công một cuộc gọi điện thoại xuyên lục địa đầu tiên. Còn đến ngày nay, khoảng cách đã không còn quan trọng, một chiếc điện thoại bàn cũng có khả năng xóa tan điều đó.
Còn với những chiếc smartphone, người ta cũng đặt kỳ vọng lớn hơn rất nhiều so với những gì mà "ông tổ" của chúng đã từng làm được cách đây hơn một thế kỷ.
Nguồn: Unilad