Ngành duy nhất đang hút vốn FDI trên 260 tỷ USD

Đại Phú |

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt trên 438,7 tỷ USD. Trong đó, 1 ngành chiếm hơn 50% tổng luỹ kế vốn FDI vào Việt Nam.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, cả nước có 36.278 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên gần 438,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Cùng với đó, theo đối tác đầu tư, đến nay đã có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn 70,8 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, ...

Theo địa bàn, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với hơn 55,8 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 39,6 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với hơn 38,7 tỷ USD (chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư).

Theo ngành, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 260,1 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 66,3 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư).

Như vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành duy nhất đang hút vốn FDI trên 260 tỷ USD.

Ngành duy nhất đang hút vốn FDI trên 260 tỷ USD - Ảnh 1.

10 ngành thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất tính lũy kế đến 20/12/2022. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 43,96%; 16,92% và 11,32% lũy kế tổng số dự án tính đến 20/12/2022.

Xét về tỷ lệ trong lũy kế tổng vốn đầu tư tính đến 20/12/2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu chiếm gần 60% lũy kế tổng vốn đầu tư. Xếp thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản chiếm 15,11% lũy kế tổng vốn đầu tư.

Với 2 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản đã chiếm hơn 75% lũy kế tổng vốn đầu tư vào Việt Nam tính đến 20/12/2022. Các ngành còn lại chiếm 25% lũy kế tổng vốn đầu tư tính đến 20/12/2022.

Nếu chỉ tính riêng trong năm 2022, vốn FDI vào Việt Nam đạt khoảng 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021.

Xét theo ngành, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỷ USD và gần 1,29 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,1% và 16,3% tổng số dự án.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại