Vào ngày 3/2, tại tỉnh Idlib, một máy bay cường kích Su-25 của Nga trong khi thực hiện chuyến bay giám sát ở khu vực giảm leo thang đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không vác vai do Mỹ sản xuất. Phi công Roman Filipov đã nhảy dù khỏi máy bay, sau khi tiếp đất anh đã dũng cảm chiến đấu với phiến quân bằng súng ngắn.
Cuối cùng, anh đã tự kích nổ lựu đạn để không bị phiến quân bắt giữ. Filipov được truy tặng danh hiệu "Anh hùng Liên bang Nga".
Một số tờ báo quốc tế cho rằng đây là một hành động khiêu khích được lên kế hoạch cẩn thận nhằm mục đích mở rộng cuộc xung đột và gây ra sự sụp đổ của Cộng hòa A rập Syria với tư cách một nhà nước độc lập. Tất cả các dấu hiệu cho thấy những kẻ tấn công cố ý phục kích Su-25 tại địa điểm cụ thể.
Các đoạn phim do một số máy quay khác nhau ghi lại được ghép một cách chuyên nghiệp, sau đó được phát sóng cùng một lúc trên các kênh truyền hình phương Tây, đi kèm với lời bình luận hả hê và khó chịu.
Danh tính của những kẻ tham gia cuộc tấn công Su-25 của Nga cũng được biết đến, cùng với một giả thuyết chưa được chứng minh về việc làm thế nào mà những kẻ này kiếm được, hoặc nhận được loại thiết bị phòng không này.
Hiện tại, người ta tin rằng chiếc Su-25 của Nga đã bị các chiến binh thuộc nhóm Hay'at Tahrir al-Sham (trước đây gọi là Jabhat al-Nusra, một nhánh của Al-Qaeda ở Syria) được Ả Rập Xê-út trợ giúp bắn hạ bằng một tên lửa vác vai đất đối không do Mỹ sản xuất.
Những phần tử khủng bố bắn rơi Su-25 ở không phận tỉnh Idlib vào ngày 3/2 không có đủ nguồn lực cần thiết để mua vũ khí, và các chuyên gia tin rằng nếu không có sự hỗ trợ của nước ngoài, chúng sẽ không thể tổ chức vụ tấn công máy bay Su-25.
Đáng lưu ý là cách mà các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai do Mỹ sản xuất như trên đã được các chiến binh Hồi giáo Afghanistan và các huấn luyện viên Mỹ của họ sử dụng để bắn rơi máy bay Xô Viết.
Khi các sự kiện bi thảm ngày 11/9 xảy ra (mà đến nay vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm về những sự kiện này) và khi Mỹ tung hết sức mạnh ở Afghanistan, một nước khác với Ả Rập Xê-út hoàn toàn vô tội khi bị cuốn vào, Nga đã trợ giúp Mỹ trong thời khắc đau buồn của nước này.
Nhưng có lẽ Nga, như Mỹ đã làm, nên để Afghanistan đầy những tổ hợp tên lửa đất đối không vác vai và sau đó chứng kiến hàng nghìn phi công Mỹ được đưa về nước trong những chiếc quan tài.
Tuy nhiên, nhiều nhà báo đã dấy lên nghi ngờ bởi cách Mỹ vội vã phủ nhận không có bất cứ liên quan nào đến tên lửa đất đối không vác vai đã bắn hạ máy bay Nga. Các chuyên gia cho biết hiện giờ Lầu Năm Góc đang nâng cấp các tên lửa Stinger để chúng có thể chống lại mồi bẫy nhiệt của máy bay.
Có nghi ngờ cho rằng Su-25 của Nga đã bị một trong những tên lửa đất đối không thế hệ mới này bắn trúng, đây là loại tên lửa có khả năng phá hỏng hệ thống phòng thủ của máy bay.
Điều đáng nói là, những kẻ khủng bố đã quyết định (vì lý do nào đó) không để giây phút chiến đấu cơ bị bắn trúng xuất hiện trong video. Nếu cuộc điều tra về vụ tấn công phát hiện thấy các băng cát xét mồi bẫy nhiệt của Su-25 trống không, điều đó sẽ chứng tỏ rằng Mỹ đã sử dụng một trong những tên lửa thế hệ mới để chống lại các mồi bẫy nhiệt.
Mỹ muốn trả đũa, nhưng Mỹ chỉ có thể thực hiện nếu cuộc xung đột ở Syria tiếp tục diễn biến ác liệt. Điều này giải thích cho những hành động khiêu khích liên tục nhằm vào Nga, do những phần tử khủng bố và các "nhà tài trợ" đứng đằng sau gây ra.
Vào ngày 31/12/2017, các chiến binh IS từ các khu vực thuộc tỉnh Idlib đã pháo kích bằng súng cối nhằm vào căn cứ không quân Khmeimim.
Cùng ngày, tại tỉnh Hama, một chiếc trực thăng Mi-24 đã bị rơi trong khi đang hộ tống một đoàn xe quân sự, hai thành viên phi hành đoàn là Artem Kulish và Valeriy Matveev (cả hai đều đến từ vùng Saratov) đã thiệt mạng, một kỹ thuật viên trên khoang bị thương nặng đã được chuyển tới căn cứ không quân Khmeimim.
Kế tiếp, trong khi các căn cứ của Nga ở Khmeimim và Tartus bị máy bay không người lái tấn công, có một máy bay dẫn hướng và dò tìm radar tầm xa của Mỹ đã (tình cờ?) tuần tra gần đó. Cuộc tấn công diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm căn cứ và tuyên bố về chiến thắng của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh Syria.
Do đó, các cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Nga có thể được xem như là một thông điệp gửi tới Kremlin, để đáp trả tuyên bố chiến thắng của nước này vào thời điểm phe đối lập vũ trang Syria có thể làm tổn hại đến uy tín của quân đội Nga bằng cách tấn công các căn cứ chính của nước này.
Tiếp đó, vào ngày 6/2, tại trung tâm thành phố Damascus, tòa nhà cơ quan đại diện thương mại Nga đã phải hứng chịu hỏa lực, nhưng may mắn là không có thương vong. Tòa nhà, được bảo vệ bởi quyền miễn trừ ngoại giao, đã bị hư hại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bất chấp mối quan ngại của Bộ Ngoại giao Nga, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, mà mọi người đều biết có trụ sở tại Mỹ, đã từ chối không chấp nhận một tuyên bố lên án vụ tấn công này.
Phương Tây đã theo đuổi chính sách tiến hành các cuộc tấn công chính trị chống lại Nga, kết quả là "một cường quốc thế giới cùng với một quốc gia có ảnh hưởng trong khu vực" đều không chấp nhận tính hợp pháp của Đại hội đối thoại dân tộc Syria tại Sochi.
Vì vậy, đại hội đã chuyển thành một hội nghị giữa những người ủng hộ và chống đối chính quyền Syria, tất cả đã tập hợp lại để ủng hộ việc Nga tham gia cuộc xung đột và thông qua một thỏa thuận chính trị để Bashar Assad tiếp tục nắm quyền.
Mỹ, Pháp, Anh, Ả Rập Xê-út và Jordan đã đưa ra đề xuất về một giải pháp chính trị tại Syria liên quan đến việc xem xét lại tiến trình đàm phán tại Geneva và các hiệp định quốc tế.
5 nước này đề xuất ông Bashar Assad nên từ chức và quyền lực của ông được chuyển giao cho chính phủ và quốc hội Syria, như là điều kiện tiên quyết để bắt đầu giai đoạn chuyển đổi và tổ chức các cuộc bầu cử. Phái đoàn ngoại giao Nga đã kết luận đề xuất của 5 nước này là một nỗ lực từ trước để phá hoại Đại hội tại Sochi.
Các tin tức từ Syria cho thấy rõ rằng Mỹ đang cố gắng phá hủy ngay cả các cơ sở dân sự do ác tâm và sức mạnh bị suy giảm. Liệu còn có lời giải thích nào khác cho việc cây cầu bắc qua sông Euphrates, do các binh sĩ Nga xây dựng trong chiến dịch ở Deir Ezzor năm 2017, đã bị phá hủy?
Phương Tây tuyên bố cây cầu bị phá hủy là do mực nước sông dâng cao bất thường, mặc dù không có mưa lớn trong khu vực. Đáng lưu ý là các chuyên gia Syria đã điều tra vụ việc.
Cuộc điều tra chỉ ra rằng hiện tượng mực nước dâng cao bất thường xảy ra là do nhà máy thủy điện Tabqa, nằm trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của các phe đối lập là một phần trong liên minh do Mỹ lãnh đạo, đã mở cửa xả. Bộ Quốc phòng Nga tin rằng Mỹ có tội, Mỹ điều khiển các con đập của nhà máy thủy điện Tabqa gần đó.
Bộ Ngoại giao Nga trích dẫn kết luận của các chuyên gia Nga, những người cho rằng việc mở cửa xả lũ là không cần thiết về mặt kỹ thuật. Tờ báo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga viết:
"Chúng ta không thể loại trừ khả năng người Mỹ thực hiện hành động dã man này bởi vì bằng cách ủy quyền. Họ đang cố gắng ngăn cản chính phủ hợp pháp của Syria củng cố vị thế ở bờ trái sông Euphrates, nghĩa là ở những nơi Mỹ đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình".
Là một phần trong chính sách kích động chiến tranh ở Trung Đông (Afghanistan, Iraq, Libya, Syria), chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới 5 nước trong khu vực từ ngày 11/2 đến 16/2 đã được thực hiện.
Trong chuyến đi, Ngoại trưởng Mỹ thăm Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Li Băng, Ai Cập và Kuwait, và tiến hành thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực và cuộc chiến chống khủng bố. Người ta chỉ có thể cười vào chương trình nghị sự của người gìn giữ hòa bình Mỹ và đồng minh.
Bởi vì thực tế cho thấy chính Washington là tài trợ chính cho khủng bố, và binh sĩ Mỹ đang đóng quân trên khắp Trung Đông, gieo rắc chết chóc và phá hủy cả thế giới Ả Rập.
Thường xuyên có những tin tức về các cuộc tấn công quân sự của Mỹ liên quan đến máy bay của lực lượng chính phủ Syria. Cần phải chỉ ra rằng quân đội Mỹ đang hiện diện tại Syria, bất chấp Damascus đã kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Syria, và đặc biệt hãy ngừng tấn công lực lượng chính phủ.
Cuộc tấn công của liên minh do Mỹ lãnh đạo nhằm vào các lực lượng đồng minh của ông Assad ở Deir Ezzor là một tội ác, Đại diện thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebeznya tuyên bố.
Nhà ngoại giao này chỉ rõ, mặc dù Washington tuyên bố mục đích của Mỹ ở Syria là chiến đấu chống khủng bố, song những hành động thực sự của Mỹ lại đem đến một ấn tượng khác hẳn.
"Họ liên tục tuyên bố rằng họ đang chiến đấu chống khủng bố quốc tế, nhưng chúng ta có thể thấy họ không giới hạn bản thân họ trong mục đích này. Và tấn công những lực lượng thật sự chống lại khủng bố quốc tế cùng với chính phủ Syria, đó là tội ác", đại diện thường trực của Nga bình luận về vụ việc.