Nga-Trung không cần động tay, 100 tiêm kích F-35 Mỹ sẽ tự động "bốc hơi" khỏi chiến trường

QS |

100 tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ đang có nguy cơ phải... "nghỉ hưu", dù chúng chưa một lần xung trận, thậm chí còn chưa cất cánh.

Trong tổng số 1.763 chiếc F-35 dự kiến được đưa vào biên chế Không quân Mỹ, 108 chiếc cần được nâng cấp phần mềm từ Block 2B lên phiên bản sẵn sàng chiến đấu Block 3F. Sự thay đổi cấu hình này sẽ tiêu tốn thời gian và rất đắt đỏ, bởi cần phải tiến hành 150 điều chỉnh trên mỗi chiếc máy bay để chúng được nâng lên tiêu chuẩn mới.

Có thể sẽ tiết kiệm hơn nếu loại ra những chiếc F-35 chưa được nâng cấp và sử dụng chúng vào mục đích thử nghiệm, huấn luyện thay vì chiến đấu. Vì vậy, Không quân Mỹ (USAF) đang tiến hành một phân tích tình huống kinh doanh để xác định xem lựa chọn nào sẽ có lợi hơn cho ngân sách.

"Các vị sẽ thấy chúng tôi lại tiếp tục tiến hành một phân tích tình huống kinh doanh về mức chi phí để tái trang bị các máy bay chưa nâng cấp. Đây không phải là cuộc thảo luận gì lớn", Tham mưu trưởng không quân Mỹ - Tướng David Goldfein tuyên bố hôm 19/9, hạ thấp tầm quan trọng của kế hoạch xem xét.

"Thực ra chúng tôi từng có các cuộc thảo luận tương tự đối với mẫu F-16, F-15 và F-22. Chỉ là đã một thời gian chúng tôi không tiến hành nữa mà thôi" - ông Goldfein nói.

Nga-Trung không cần động tay, 100 tiêm kích F-35 Mỹ sẽ tự động bốc hơi khỏi chiến trường - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35. Ảnh: Không quân Mỹ

Trong trường hợp F-22, 30 máy bay đã phải "nghỉ hưu" khi chúng tới thời điểm cần được nâng cấp. USAF đã quyết định sử dụng chúng để huấn luyện, thay vì triển khai tác chiến.

Ngoài Không quân Mỹ, Thủy quân lục chiến và Hải quân cũng đang vận hành F-35. Goldfein cho biết ông sẽ thảo luận xem làm cách nào tốt nhất để phối hợp với 2 quân binh chủng này.

Dự luật ủy quyền quốc phòng năm 2018 đã kêu gọi mua 440 chiếc F-35 - một thỏa thuận có giá trị ước tính từ 35-40 tỷ USD. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tuyên bố chương trình này sẽ tiếp tục gia tăng chi phí.

Mẫu máy bay gây tranh cãi F-35 đã trở nên "khét tiếng" vì giá thành cao và hàng loạt lỗi thiết kế, trong đó có vấn đề với ghế phóng. Ngoài ra, chi phí để tiếp tục nâng cấp cũng quá đắt đỏ.

Báo cáo năm 2015 của Lầu Năm Góc dựa trên kết quả của một đơn vị thử nghiệm vũ khí độc lập cho thấy "các lực lượng quân đội Mỹ có thể sẽ không kham nổi mức chi phí sửa đổi dành cho F-35, dù chương trình này vẫn đang tiếp tục tăng tốc độ sản xuất trong bối cảnh hạn hẹp về tài chính".

"Điều đó có thể dẫn tới việc các máy bay bị bỏ lại với nhiều hạn chế đáng kể trong những năm tới" - Báo cáo viết.

Sau 1/4 thế kỷ phát triển, F-35 vẫn chưa một lần nào tham chiến. Quá trình sản xuất đại trà dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2018.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại