Nga sẵn sàng dùng "bão lửa" diệt sư đoàn thiết giáp Mỹ ở Ba Lan: Sát thủ Iskander góp mặt

Đại tá Trần Danh Bảng |

Lấy cớ "phòng ngừa" Nga diễn tập Zapad 2017 với đồng minh Belarus, sát biên giới các nước NATO, Mỹ đã bê nguyên cả một sư đoàn thiết giáp đến triển khai ở Ba Lan, ngay sát Nga.

Trong tháng 10 năm 2017, Lữ đoàn thiết giáp số 2 của Mỹ đã đến Ba Lan và đang được triển khai cùng một loạt phương tiệp bọc thép. Trong khi đó, phương tiện vũ khí của lữ đoàn số 3 vẫn ở lại Ba Lan, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov cho hay.

Về pháp lý, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở các quốc gia Baltic đang đi ngược lại với một thỏa thuận then chốt mà Nga và NATO đã ký trước đây. Thỏa thuận mà Moscow cam kết với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO.

Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới, nằm sát Nga.

Nhưng sự lo lắng thái quá đó đã bị lật tẩy, khi kết thúc diễn tập, lực lượng quân sự hùng hậu của Nga đã trở về "nơi đóng quân trước đó". Trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà báo, cũng như các nước được mời đến dự với tư cách quan sát viên.

Nga sẵn sàng dùng bão lửa diệt sư đoàn thiết giáp Mỹ ở Ba Lan: Sát thủ Iskander góp mặt - Ảnh 1.

Xe tăng thiết giáp Mỹ tràn ngập châu Âu, áp sát Nga.

Cảnh báo Mỹ-NATO bằng pháo phản lực, bom chống tăng

Không lạ gì biên chế một sư đoàn thiếp giáp Mỹ, với trên 125 xe tăng các loại, biên chế thành các lữ đoàn, tiểu đoàn; có các đơn vị pháo binh, công binh đi cùng tham chiến, người Nga hoàn toàn tỉnh táo nhìn nhận sức đột kích của xe tăng và hỏa lực gắn trên đó mạnh đến đâu.

Nếu Mỹ dùng sư đoàn tăng này, cùng với các lữ đoàn bộ binh của NATO sợ Nga sẽ chiếm "Hành lang Suvalkovskogo", để nối thông đất Nga với tỉnh hải ngoại Kaliningrad, thì Nga chẳng tốn sinh lực lắm.

"Hành lang Suvalkovskogo" là dải đất biên giới giữa Litva và Ba Lan, chiều dài khoảng 104 km; phía tây giáp tỉnh Kaliningrad (thuộc Nga); phía Đông giáp với Belarus. Trong trường hợp chiến tranh, NATO rất lo ngại mất mất hành lang Suvalkovskogo.

"Sự an toàn của Suvalkovskogo rất thấp. Nếu Nga chiếm "bay" mất 104km này, thì ba nước đồng minh của chúng ta ở phía bắc có thể bị cô lập khỏi liên minh", Trung tướng Mỹ Ben Hodges cho biết. Chuẩn Tướng Valdemaras Rupshis, chỉ huy bộ binh của Litva ở khu vực này cũng lo ngại như vậy.

Vị chuyên gia Nga, đã về hưu nguyên là tổng biên tập tạp chí "Арсенал Отечества" - Đại tá Victor Murakhovski, sau khi xem các diễn tiến của cuộc diến tập phòng thủ "Beat the Sword- 2017" này 18 tháng 6 mới đây của NATO, trong đó có kịch bản "giành giật Suvalkovskogo", ông thốt lên: "Thật là một giả định ngớ ngẩn."

Ông nói, cả tình báo Mỹ và Cơ quan phân tích tình báo tư nhân Stratfor luôn cho rằng kịch bản (nếu chiến tranh) Nga sẽ giành giật, chiếm hành lang Suvalkovskogo, để thông tuyến đường bộ với tỉnh hải ngoại của mình, và tương kế, tựu kế chia cắt NATO. Điều này khó xảy ra.

Hiện tại nền kinh tế Nga khó khăn, cũng như Nga đang tham gia vào các cuộc xung đột địa phương ở đông Ukraine và chống IS ở Syria.

Ngay cả khi nếu muốn, Nga cũng phải xem vùng đầm lầy và rừng Suvalkovskie không thể tận dụng tối đa tính ưu việt về tốc độ và tính đột kích của xe tăng. Vùng này không triển khai được các loại xe quân sự hạng nặng. Hơn nữa sau khi nắm quyền kiểm soát lãnh thổ Nga phải bảo vệ một mặt trận quá rộng.

Vì thế Nga thấy, chẳng cần phải triển khai rầm rộ xe tăng ở đây, khi mà đầm lầy sẽ giảm sức đột kích chớp nhoáng của xe tăng hạng nặng của Mỹ-NATO.

Ông Victor Murakhovski "gợi ý", NATO không cần quá lo lắng, không phải đưa tới nhiều quân, nhiều khí tài, phương tiện quân sự tập trận rầm rộ làm gì ở hành lang này để chặn Nga, mà NATO cần nhìn tới sự đe dọa của các hệ thống pháo phản lực Nga.

Nga và đồng minh Belarus chỉ cần hệ thống MLRS (pháo phản lực phóng loạt) tính năng rất cao… đã có thể dập nát hành lang này.

Nga sẵn sàng dùng bão lửa diệt sư đoàn thiết giáp Mỹ ở Ba Lan: Sát thủ Iskander góp mặt - Ảnh 2.

Pháo phản lực BM-30 Smerch.

 Tác giả Alecxandr Alexin, viết trên tạp chí Nga VPK đầu tháng 8-2017 cũng phân tích: Chỉ tính hệ thống MLRS 9K58 "Smerch" tầm bắn từ 70 đến 90 km, thì Belarus có khoảng 40 hệ thống tại khu vực này.

Nên nhớ Nga và Belarus có trong kho rất nhiều đầu đạn pháo phản lực phóng loạt MSRS chống tăng, loại 9M55K, đó là loại đầu đạn mẹ bung đạn con chuyên đánh từ nóc xe tăng, tự tìm mục tiêu. Mỗi đầu đạn mẹ mang theo 5 đạn con, bắn từ xa 20km đến 80km, đặt trên xe cơ động 12 bánh, việt dã cao.

Chưa hết, Nga còn loại đạn 9M55K4 chuyên rải mìn chống tăng. Mỗi đạn nặng 800 kg, dài 7,6 m, đầu đạn nặng 243 kg, trên đó gắn 25 trái mìn, mỗi trái 5kg. Chúng được bắn trong tầm của MLRS 9K58 "Smerch" (80km). Chỉ cần một loạt phóng 4 xe, Nga đã hình thành được bãi mìn có chiều sâu, bề rộng, đủ cho công binh NATO "khắc phục vật cản" trong 5 ngày mới xong.

Điều đáng nói là mìn của Nga rải, nhưng không ngăn xe tăng thiết giáp Nga phản công ngay trên khu vực vừa "bắn rải", vì Nga có chiêu vô hiệu hóa mìn của mình, bằng cách "hẹn trước giờ vô hiệu ngòi nổ", tùy theo chiến thuật của trận đánh.

Một chuyên gia tác chiến chiến dịch cho rằng, với cách đánh dùng MSRS bắn (phóng) mìn chống xe tăng phía trước, lại chuyển làn bắn rải mìn khóa phía sau, sau đó bắn mìn con vào ngay đội hình xe tăng triển khai, thì những "cua đinh" của đối phương không tiến, không lùi, đứng đó mà bắn pháo…vô ích.

Nga sẵn sàng dùng bão lửa diệt sư đoàn thiết giáp Mỹ ở Ba Lan: Sát thủ Iskander góp mặt - Ảnh 3.

Xe tăng thiết giáp Mỹ tràn ngập châu Âu, áp sát Nga.

Lại nói đến loại bom chống tăng mà Mỹ có, nhưng Nga và Belarus cũng có. Đó là loại bom thuộc họ bom chùm hay còn gọi là bom mẹ, chứa các bom con có đầu đạn xuyên lõm dùng để phóng rải xuống khu vực rộng hàng chục nghìn m2 nơi đội hình xe tăng, xe thiết giáp của đối phương đang tập trung triển khai chiến đấu.

Bom này nhằm vô hiệu hóa hoặc chặn đứng tạm thời cuộc tiến công của tăng thiết giáp (TTG), tạo điều kiện thời gian cho lực lượng tăng viện đến ứng cứu và diệt TTG Bom này đánh bằng phương thức lao xuống bằng dù nhẹ từ trên không vào nóc tháp pháo và nóc thân xe nơi được coi có vỏ giáp mỏng nhất.

Sát thủ Iskander sẽ góp mặt

Moscow có thể đáp trả việc Mỹ đưa nguyên cả một sư đoàn thiết giáp đến đặt ngay sát biên giới Nga bằng việc tăng cường triển khai các hệ thống tên lửa nổi danh Iskander ở khu vực Kaliningrad gần với một số nước thành viên NATO.

Đây là dự báo vừa được Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga (Quốc hội Nga) cũng là cựu Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga – ông Vladimir Shamanov đưa ra khi trả lời câu hỏi của hãng tin Itar Tass ngày 12 tháng 10.

Vị quan chức Nga nói, việc triển khai thêm các lực lượng quân sự đến các khu vực phía tây của Nga có thể sẽ là đòn đáp trả mà Moscow tung ra. "Không chỉ binh lực mà cả các thiết bị chiến đấu. Ví dụ như hệ thống các tên lửa Iskander, bao gồm hệ thống ở Kaliningrad, có thể được tăng cường", ông Shamanov nói thêm.

Khỏi phải phân tích về tính năng của sát thủ Iskander ở đây. Vì nó quá nổi tiếng với các đầu đạn sát thương đa dạng, bay lắt léo và kín tiếng, khó đánh chặn.

Để "tế nhị", trong diễn tập giữa tháng 9, trong khuôn khổ Zapad 2017, Nga không mang Iskander đến thao trường Belarus để bắn, mà binh chủng pháo binh Nga lại diễn tập tách rời việc bắn Iskander tại khu vực Volgagrad. Nhưng tiếng vang về sự chính xác của sát thủ Iskander, sai số chỉ tính bằng nửa mét, cùng tầm xa của nó đã khiến khối kẻ "đinh đầu".

Những tài liệu đánh giá về đội hình sư đoàn bộ binh cơ giới Mỹ và cả sư đoàn xe tăng cũng cho hay, điểm yếu của sư đoàn cơ giới Mỹ là phòng không trong đội hình.

Trong khi đó Nga và Belarus có khoảng 10 sân bay sẵn sàng tung ra những "hổ chiến" đơn giản là Su-24, Su-25 và chắc chắn có cả Su-34 "xe tăng bay" mang được khá nhiều vũ khí chiến thuật-chiến trường đánh trả, ngăn chặn.

Đến đây có thể bàn ngắn gọn: Dù Mỹ có triển khai cả sư đoàn tăng ở biên giới áp sát Nga, thì tác dụng về tâm lý, tiếng gầm của xích sắt trên các thị trấn có tác dụng trấn an các đồng minh cao hơn khả năng tác chiến đột kích.

Sức mạnh máy bay ném bom Su-34

Dẫu sao Nga và Belarus cũng phải để mắt nhiều hơn đến hướng này. Vì lịch sử đã dạy họ bài học tính trước, ra đòn trước luôn là thượng sách. Hãy chờ xem những xe tăng chủ lực của Mỹ và NATO ở đây có động thái gì hơn.

Và cả những chuyến bay trinh sát của Mỹ, Anh, NATO đang rình mò hàng ngày khu vực này đang thám sát gì. Người Nga luôn tỉnh táo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại