Nga nói sức mạnh thật phòng không Trung Quốc hiện tại

Lê Hùng - Nguyễn Hoàng |

Những năm 80, sau thời kỳ đối đầu chính trị-tư tưởng kéo dài và các cuộc xung đột cục bộ, Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu bình thường hóa quan hệ.

Máy bay tiêm kích: Dự án hợp tác quân sự- kỹ thuật lớn đầu tiên giữa hai nước là Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc các máy bay tiêm kích Su-27 SK.

Ngày 27/6/1992, lô máy bay đầu tiên gồm 8 chiếc Su-27SK và 4 Su-27 UBK (tác chiến – huấn luyện) đã được chuyển giao cho PLA. Đến tháng 11 cùng năm,12 chiếc nữa được cung cấp cho Trung Quốc.

Nga nói sức mạnh thật phòng không Trung Quốc hiện tại - Ảnh 1.

Su-27SК trên sân bay TQ

Ngoài việc cung cấp trực tiếp cho Trung Quốc các máy bay thành phẩm, Trung Quốc ký với Liên Xô thỏa thuận về việc chuyển giao tài liệu kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất theo giấy phép.

Năm 1996, sau các cuộc đàm phán kéo dài, Công ty "Sukhoi" (Nga) và "Shenyang Aircraft Corporation" (SAC) ký một hợp đồng về việc cùng sản xuất 200 chiếc Su-27SK (với tên gọi J-11) trị giá 2,5 tỷ đô la.

Theo hợp đồng J-11 sẽ được lắp ráp tại nhà máy Thẩm Dương từ các linh kiện và các chi tiết đồng bộ của Nga.

Nga nói sức mạnh thật phòng không Trung Quốc hiện tại - Ảnh 2.

Chiếc J-11 lắp ráp trong khuôn khổ hợp đồng cất cánh lần đầu tiên vào năm 1998. Các máy bay tiêm kích J-11 đầu tiên được đưa vào trang bị cho 6 trung đoàn thuộc Sư đoàn số 2 không quân PLA và được cùng sử dụng với Su-27SK nguyên bản nhập từ Nga.

Tổng cộng đã có 105 máy bay tiêm kích J-11 (Su-27) được lắp ráp tại TQ. Phần lớn trong số đó được trang bị các thiết bị điện tử TQ tự sản xuất.

Sau khi lắp ráp được 105 chiếc, Trung Quốc từ chối tiếp tục sản xuất 95 chiếc còn lại, viện cớ là "chất lượng tác chiến thấp" của các máy bay tiêm kích Xô Viết.

Tháng 12/2003, nước này tiếp tục giai đoạn hai của "Dự án 11" – chế tạo chiếc tiêm kích J-11B theo mẫu Su-27SK.

Do các đơn vị không quân PLA được trang bị các máy bay Su-27SK và J-11B nên J-6 và các biến thể máy bay đánh chặn J-8 đã lạc hậu được đưa ra khỏi biên chế.

Các máy bay J-7 vẫn tiếp tục được khai thác, nhưng chủ yếu dùng cho huấn luyện và trực chiến ở những khu vực có tầm quan trọng thứ yếu.

Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ Nga, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thiết kế một loạt các chi tiết và hệ thống để có thể các lắp ráp các máy bay tiêm kích mà không cần phụ tùng và các chi tiết của Nga và để tương thích với vũ khí hàng không do nước này tự sản xuất.

Những công nghệ và tài liệu kỹ thuật Liên Xô và Nga mà Trung Quốc có được đã giúp công nghiệp hàng không nước này có bước đột phá về chất lượng và bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã thu hẹp sự tụt hậu hơn 30 năm trong lĩnh vực này.

Hiện nay, tuy còn gặp nhiều khó khăn trong chế tạo động cơ máy bay có độ tin cậy cần thiết, Trung Quốc đã có khả năng chế tạo tất cả các kiểu máy bay chiến đấu, trong đó có cả tiêm kích thế hệ năm.

Cũng cần phải bổ sung thêm, bên cạnh sản xuất các máy bay tiêm kích mới, tiến hành các nghiên cứu và thiết kế trong lĩnh vực hàng không, Trung Quốc còn chi một khoản kinh phí rất lớn để phát triển hệ thống các sân bay.

Nước này đã xây dựng trên lãnh thổ của mình một khối lượng lớn các đường băng cất hạ cánh nền cứng để trong trường hợp cần thiết có thể tiếp nhận và khai thác tất cả các kiểu máy bay hiện có trong trang bị.

Hiện nay có khoảng 30% các sân bay đã được xây dựng trên hoặc là không được khai thác, hoặc chỉ khai thác với công suất tối thiểu. Nhưng chúng thường xuyên được duy tu bảo dưỡng để có thể được sử dụng vào bất cứ lúc nào.

Với một số lượng lớn các đường băng cất hạ cánh dự bị và một cơ sở hạ tầng sân bay như vậy, trong trường hợp cần thiết, TQ có thể phân tán máy bay chiến đấu, đưa chúng ra khỏi khu vực bị tấn công.

Nếu tính về số lượng các sân bay có thể hoạt động và các đường băng nền cứng thì Trung Quốc vượt xa Nga.

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại