Nga - Mỹ "chơi cờ" trên lưng Ấn Độ - Pakistan: Nghèo đói vẫn phải mua thêm vũ khí

Bảo Lam |

Với Mỹ, thắng lợi trong cuộc chiến với các hãng chế tạo vũ khí Nga có nghĩa là họ đã thực hiện được ý đồ chia rẽ mối quan hệ Nga - Ấn và kéo New Dehli vào vòng ảnh hưởng của mình.

"Cạnh tranh không lành mạnh" của Mỹ đối với S-400 của Nga

Washington đã nỗ lực bằng mọi cách để ngăn hợp đồng cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga cho Ấn Độ. Mỹ đã chào hàng cho Dehli các hệ thống chống tên lửa THAAD và Patriot, như một sự thay thế cho vũ khí của Nga.

Sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới đối với các đơn hàng của Ấn Độ. Nghịch lý của Ấn Độ là một trong những quốc gia nghèo nhưng đứng ở trong top 10 thế giới về mua sắm vũ khí.

Những đối thủ cạnh tranh của Moscow tại Nam Á là Mỹ, Pháp và Israel. Trung Quốc, quốc gia tài trợ chính cho Pakistan cũng không đứng ngoài cuộc cạnh tranh này.

Nga - Mỹ chơi cờ trên lưng Ấn Độ - Pakistan: Nghèo đói vẫn phải mua thêm vũ khí - Ảnh 1.

Nếu được kết hợp THAAD và Patriot PAC-3 sẽ tạo thành một lưới lửa khá hiệu quả.

Theo tờ Hindustan Times (Ấn Độ), Văn phòng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra "đề nghị" với Dehli liên quan tới hai hệ thống phòng không nói trên.

Thực chất lời đề nghị này đi kèm với đe dọa nếu Ấn Độ vẫn mua tổ hợp phòng không của Nga, thì họ sẽ vấp phải các biện pháp trừng phạt trên cơ sở một bộ luật của Mỹ. Theo cách tương tự, Washington cũng đang gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới việc mua S-400.

Giá chính xác của hệ thống THAAD dành cho Ấn Độ vẫn chưa rõ ràng. Nhưng theo thông tin của CNBC, mỗi một tổ hợp có giá khoảng 3 tỷ USD. Arab Saudi tháng 11/2018 đã ký thỏa thuận với Mỹ về việc mua các tổ hợp THAAD với tổng giá trị 15 tỷ USD.

Ấn Độ, theo thông tin báo chí, sẽ bỏ ra 5,4 tỷ USD để mua 5 tổ hợp S-400 của Nga. Các cuộc đàm phán về S-400 đã kéo dài nhiều năm và hiện tại chuẩn bị hoàn tất.

Nga bị hất cẳng tại thị trường truyền thống Ấn Độ?

Đối với Mỹ, chiến thắng trong cuộc chiến với các doanh nghiệp chế tạo vũ khí Nga có nghĩa là họ đã thực hiện được một phần kế hoạch chiến lược của mình nhằm gây ra sự rạn nứt trong mối quan hệ Nga-Ấn và kéo Dehli về dưới tầm ảnh hưởng của mình.

Đánh giá theo các thông tin do SIPRI (Thuỵ Điển) công bố, ở mức độ nào đó, Washington đã có tiến triển trong việc đạt được mục tiêu này. Trong giai đoạn 2009-2013, sự phụ thuộc của Ấn Độ vào khí tài quân sự của Nga là 78% nhưng vào giai đoạn 2014-2018 chỉ còn 58%.

Trang India Info đưa tin mới đây Hàn Quốc cũng đã vượt mặt các doanh nghiệp chế tạo vũ khí Nga. Ấn Độ đã chính thức từ chối mua tổ hợp phòng không tầm gần Pantsir-S, khi lựa chọn tổ hợp Hanwha K30 BIHO của Hàn Quốc.

Cả hai hệ thống phòng không đều hướng vào mục tiêu tác chiến để tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách gần. Điều đáng nói là ngay cả khi Nga đã đề nghị Ấn Độ những điều kiện hết sức có lợi khi mua 104 tổ hợp phòng không thì thương vụ cũng đã thất bại.

Tuy nhiên vì các lý do chưa rõ ràng, Ấn Độ đã lựa chọn các tổ hợp của Hàn Quốc với mức giá cao hơn từ 2-2,5 lần.

Nga - Mỹ chơi cờ trên lưng Ấn Độ - Pakistan: Nghèo đói vẫn phải mua thêm vũ khí - Ảnh 3.

Ấn Độ quyết định mua 104 hệ thống Hanwha K30 BIHO của Hàn Quốc chứ không phải Pantsir-S.

Bán vũ khí cho Pakistan, Nga muốn "nhắc khéo" Ấn Độ?

Tờ Defense Security Monitor khẳng định rằng Moscow đã có thể dễ dàng bù đắp thất bại trên thị trường Ấn Độ này nhờ việc cung cấp các vũ khí của mình cho kẻ địch của họ, Pakistan.

Nhu cầu và năng lực của Islamabad lớn tới mức họ có thể ký các hợp đồng trị giá lên tới 9 tỷ USD.

Cụ thể, Pakistan muốn trang bị "Pantsir S" lẫn xe tăng T-90. Pakistan phải hướng tới Nga (và Trung Quốc) vì mối quan hệ với Washington trở nên xấu đi.

Chính phủ và Hạ viện Mỹ buộc tội tình báo Pakistan tài trợ cho các phần tử cấp tiến (Taliban và Jaysh el-Mohammed) tại Afganistan và Ấn Độ. Vì vậy việc bán các máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ cho Islamabad đã bị đình chỉ.

Tuy nhiên, Ấn Độ có thể dễ dàng can thiệp vào việc bán vũ khí của Nga cho kẻ thù không đội trời chung của mình. Bản thân Moscow cũng rõ ràng không muốn phương hại cho mối quan hệ 70 năm của mình trong lĩnh vực quốc phòng với Dehli.

Do vậy, tạm thời Nga mới chỉ cung cấp cho Pakistan 4 chiếc trực thăng Mi-35M. Trung Quốc thì gần như chiếm giữ vị trí nhà cung cấp số 1 của mình đối với Pakistan.

Nga - Mỹ chơi cờ trên lưng Ấn Độ - Pakistan: Nghèo đói vẫn phải mua thêm vũ khí - Ảnh 4.

Mi-35M Hind-E của không quân Pakistan.

Giáo sư của Học viện Quan hệ quốc tế Moscow, ông Sergei Lunev cho biết:

"Ấn Độ trong 2-3 năm gần đây, đã chiếm vị trí thứ 5 thế giới về chi phí cho quân sự. Nhưng trên thực tế, vị trí này còn cao hơn.

Chi phí được tính theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm tính toán. Nhưng cần phải nhìn vào từ khía cạnh sức mua và về quân số, lực lượng vũ trang Ấn Độ đang xếp thứ ba.

Về số lượng các đầu đạn hạt nhân đang xếp thứ 5".

Chuyên gia này nhắc lại rằng Nga, trước đây là Liên Xô, luôn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ. Và Ấn Độ cũng là quốc gia mua sắm vũ khí chủ yếu trên thế giới. Nước này chiếm tới 15% tổng giá trị vũ khí được mua trong thế kỷ XXI.

"Thị trường này rất lớn. Một số lĩnh vực nào đó chúng ta đúng là phải nhường lại, ví dụ như vận tải đường không cho người Mỹ.

Các đối thủ chính của chúng ta là Mỹ, Pháp và Israel. Nhưng tất cả những nỗ lực của người Mỹ nhằm hất cẳng chúng ta sẽ không mang lại kết quả gì, bao gồm thương vụ S-400.

Ấn Độ đang thực hiện chính sách độc lập và áp lực của Mỹ sẽ bị bỏ ngoài tai".

Nga - Mỹ chơi cờ trên lưng Ấn Độ - Pakistan: Nghèo đói vẫn phải mua thêm vũ khí - Ảnh 6.

Máy bay vận tải C-17 Ấn Độ.

Ông Lunev cho biết thêm:

"Ấn Độ đang cố gắng mua không chỉ vũ khí mà cả công nghệ sản xuất ra chúng. Với các công nghệ của Liên Xô, người Ấn Độ đã mày mò từ những năm 1960.

Người Nga thua thầu. Nhưng bản hợp đồng với người Pháp gần như đổ bể. Hóa ra, các kỹ sư Ấn Độ không thật sự quen với các công nghệ của Pháp".

Chuyên gia Nga kết luận: "Trong khi tỷ trọng vũ khí của Nga sụt giảm, thì khối lượng cung cấp ngược lại vẫn tăng".

Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, báo chí Liên Xô và phương Tây thường gọi hoạt động buôn bán vũ khí là "kinh doanh cái chết".

Hiện nay định nghĩa này hoàn toàn không lỗi thời, thực tế mới được thừa nhận là các nước phát triển chỉ chăm chăm tới lợi nhuận của các công ty công nghiệp quân sự và duy trì việc làm có thể sẵn sàng đưa các nước thế giới thứ ba các loại vũ khí hủy diệt.

Trong trường hợp này, đó là câu chuyện về Nam Á, nơi hàng trăm triệu người dân vẫn còn đang sống trong nghèo đói.

Tổ hợp phòng không tầm gần Hanwha K30 BIHO do Hàn Quốc sản xuất được Ấn Độ quan tâm mua sắm đầu năm 2019. Hệ thống BIHO đã hất cẳng Pantsir-S của Nga trong một cuộc cạnh tranh mặc dù giá thành cao hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại