Nga không có trực thăng hạm tàu sánh ngang Z-9D Trung Quốc

Sao Đỏ |

Z-9D là phiên bản nâng cấp từ trực thăng hạm tàu Z-9C đang phục vụ với số lượng lớn trong Hải quân Trung Quốc.

Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vừa xuất hiện bức ảnh chiếc trực thăng đa dụng dành cho hải quân Z-9D thử nghiệm với ngư lôi luyện tập Yu-7K, cho thấy nó đang hoàn thiện nốt chức năng quan trọng cuối cùng và sắp sẵn sàng vào biên chế chiến đấu.

Khi vừa ra đời, Z-9D được coi là phiên bản sửa đổi chức năng dựa trên trực thăng săn ngầm Z-9C, dành cho nhiệm vụ mới là tấn công mục tiêu mặt nước, nó đã nâng cấp radar trinh sát KLC-1 trên Z-9C sang loại KLC-3B có khả năng dẫn đường cho tên lửa đối hạm YJ-9 tầm bắn 25 km, việc giữ nguyên thiết bị định vị thủy âm hay ngư lôi vẫn là dấu hỏi.

Nga không có trực thăng hạm tàu sánh ngang Z-9D Trung Quốc - Ảnh 1.

Trực thăng hạm tàu Z-9D của Hải quân Trung Quốc thử nghiệm mang ngư lôi Yu-7K

Tuy nhiên diễn biến mới nhất cho thấy nghi ngờ đã tan biến, Z-9D thực sự là một chiếc trực thăng đa dụng, sở hữu đầy đủ chức năng chống ngầm, chống hạm lẫn trinh sát, năng lực săn ngầm của nó kế thừa hoàn chỉnh từ biến thể Z-9C trong khi lại đảm nhiệm thêm được vai trò mới.

Tên lửa chống hạm YJ-9 trang bị cho trực thăng Z-9D có tầm bắn khá ngắn, tốc độ Mach 0,85, trọng lượng chỉ 100 kg với đầu đạn nặng 30 kg khiến cho nó chỉ thích hợp tiêu diệt tàu xuồng cao tốc cỡ nhỏ hay mục tiêu rẻ tiền, đối phó lại chiến hạm cỡ lớn không phải là yêu cầu ưu tiên đối với Z-9D.

Vai trò của Z-9D trong tác chiến chống tàu mặt nước đó là phối hợp với tàu mẹ nhờ vào tầm hoạt động tương đối xa và khả năng quét mục tiêu lẫn truyền số liệu của radar KLC-3B. Z-9D sẽ độc lập bay cao về phía trước để xóa bỏ giới hạn đường chân trời vô tuyến điện từ mà radar trinh sát bề mặt trên tàu vướng phải, giúp tên lửa chống hạm như YJ-83 có thể bắn hết tầm.

Nga không có trực thăng hạm tàu sánh ngang Z-9D Trung Quốc - Ảnh 2.

Radar đa năng KLC-3B trang bị cho trực thăng hạm tàu Z-9D

Dễ nhận thấy rằng Z-9D là một trực thăng đa dụng rất đáng gờm, ngoài năng lực tấn công mạnh thì nó còn có chi phí hoạt động thấp, bám sàn đáp của tàu chiến cỡ nhỏ tốt và độ tin cậy đã được chứng minh qua thời gian dài hoạt động của các biến thể trước.

Thậm chí không quá chút nào khi nói rằng Hải quân Trung Quốc đã có trong tay một phương tiện với tính năng kỹ chiến thuật tương đương Mỹ (MH-60R Seahawk) và phương Tây (AW-159 Wildcat), vượt trội hoàn toàn khi đặt cạnh Hải quân Nga.

Các chiến hạm Nga hiện chủ yếu mang trực thăng Ka-27 cho nhiệm vụ chống ngầm, mới đây mặc dù họ đã đưa vào biến thể tấn công Ka-52K nhưng nó thuần túy là một máy bay lên thẳng yểm trợ hỏa lực, không được tích hợp sonar hay ngư lôi như Z-9D, khiến tàu chiến Nga phải lựa chọn một trong hai khi thực hiện nhiệm vụ trên biển.

Trong quá khứ Nga từng giới thiệu trực thăng đa dụng Ka-32A7 được sửa đổi từ chiếc Ka-27, nó vừa giữ lại thiết bị định vị thủy âm lại còn được bổ sung radar để dẫn bắn tên lửa chống hạm Kh-35 Uran, nhưng đáng tiếc rằng có vẻ như Ka-32A7 chưa hoàn thành các bài đánh giá cần thiết, khiến nó vẫn vắng bóng trên các tàu mặt nước của Hải quân Nga.

Nếu không muốn bị tụt hậu so với Hải quân Trung Quốc nói riêng hay Hải quân NATO nói chung, Nga cần gấp rút hoàn thiện dự án Ka-32A7 hoặc nghĩ tới phương án bổ sung tính năng cho Ka-52K.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Trực thăng Z-9C của Hải quân Trung Quốc hạ cánh xuống khu trục hạm USS Sterett (DDG 104), Flight IIA Arleigh Burke của Hải quân Mỹ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại