Ngày 16/8, Bộ quốc phòng Nga xác nhận, máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 và máy bay chiến đấu Su-34 của không quân Nga cất cánh từ căn cứ không quân Hamedan của Iran tiến hành không kích các mục tiêu của tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria.
Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng căn cứ quân sự của nước thứ ba để tiến hành không kích mục tiêu tổ chức khủng bố trên lãnh thổ Syria, cũng chính là lần đầu tiên Iran cho phép quân đội nước ngoài sử dụng căn cứ quân sự của nước mình kể từ "cuộc cách mạng Hồi giáo" năm 1979.
Căn cứ không quân Hamedan nằm ở phía Tây Bắc của Iran.
Nếu tiến hành không kích mục tiêu ở Syria từ căn cứ này có thể giảm bớt một nửa chặng đường so với xuất phát từ căn cứ không quân tại Nga.
Do đó, Nga có thể giảm bớt thời gian bay, tăng lượng bom mang theo của máy bay ném bom, giảm bớt tần suất của máy bay tiếp dầu và nâng cao hiệu năng chiến đấu.
Theo giới quan sát, việc triển khai máy bay chiến đấu tại Iran phát đi tín hiệu tái tăng cường mật độ không kích và tìm kiếm địa vị chủ đạo trên mặt trận chống khủng bố tại Trung Đông của Nga.
Gần đây, những chính sách tại Trung Đông liên tiếp ghi điểm chứng tỏ Nga đang rất thành thạo với tư duy chiến lược của một nước lớn.
Tầm ảnh hưởng lớn của Moscow tại Trung Đông ngày càng trở nên rõ rệt. Biểu hiện cụ thể nhất chính là việc tăng cường hợp tác giữa ba nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài việc sử dụng căn cứ quân sự của Iran nhằm không kích mục tiêu tổ chức khủng bố như IS tại Syria, quan hệ Nga-Thổ cũng có "chuyển biến thần kỳ"- từ thời kỳ "lạnh nhạt" bước sang thời kỳ "nồng ấm".
Nga sử dụng căn cứ không quân ở Iran để tấn công IS. (Ảnh: CNN)
Ngày 21/8, trả lời phỏng vấn báo chí, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yidirim đã "úp mở" thông báo, sẽ cho Moscow sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở phía Nam nước này trong trường hợp cần thiết.
Căn cứ không quân Incirlik, cách biên giới Syria khoảng 100 km. Đây là căn cứ quân sự quan trọng được Mỹ sử dụng mà trước đó để tiến hành không kích tại Syria.
Gần đây, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trả lời phỏng vấn truyền thông Nga cho biết, Ankara có ý muốn hợp tác với Tehran cùng Moscow về việc kiểm soát tình hình Syria và chống khủng bố.
Trái lại, tại Trung Đông, Mỹ luôn trong thế bị động và khó khăn khi đối phó với nhiều tình huống bất ngờ.
Trong nước, nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama sắp kết thúc, cuộc bầu cử tổng thống đang trong giai đoạn gay cấn nên chính sách Trung Đông vốn tồn tại nhiều vấn đề của Washington sẽ khó có sự điều chỉnh hiệu quả trong thời gian ngắn.
Trong khi Mỹ liên tiếp gặp khó khăn trong chính sách Trung Đông thì Nga đang dần nắm được quyền chủ động trong cuộc khủng hoảng Syria và tạo được chỗ đứng vững chắc tại khu vực này.
Cục diện trước đây ở Trung Đông đã thay đổi, dấu mốc trật tự trước kia trở nên rất mơ hồ, biểu hiện địa chính trị của nước đang gặp khó khăn kinh tế như Nga đang khiến "thế giới không thể rời mắt". Các cường quốc Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều muốn hợp tác với Nga.
Điều này dường như vượt xa sức tưởng tượng của địa chính trị truyền thống tại Trung Đông.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Syria tiếp tục diễn biến phức tạp, lực lượng Mỹ tại Trung Đông đang suy giảm, một tam giác quan hệ ổn định Nga- Iran-Thổ Nhĩ Kỳ dẫn được hình thành sẽ là cơn ác của Mỹ.