Nga hất cẳng Mỹ, "mồi chài" khách hàng mua tên lửa S-400 như thế nào?

Bảo Lam |

Tên lửa S-400 có giá gần 500 triệu USD, trong khi Patriot – 1 tỷ USD, còn tổ hợp tên lửa chống tên lửa THAAD – viên ngọc của hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ giá gần 3 tỷ USD.

13 quốc gia bày tỏ sự quan tâm mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga – quyết định có thể phải chịu sự trừng phạt của Mỹ.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga có giá thành rẻ hơn nhiều lần so với những phiên bản tương tự do các công ty của Mỹ chế tạo – đây là một trong những lý do chính hàng loạt các nước đang muốn hợp tác với Điện Kremlin bất chấp những phản ứng tiêu cực có thể xảy ra từ phía Mỹ.

Theo thông tin của những người nắm giữ những đánh giá trong báo cáo tình báo của Mỹ, tổ hợp S-400 của Nga, tổ hợp tên lửa cơ động tầm xa "đất đối không" có giá thành gần 500 triệu USD, trong khi "Patriot" (Patriot PAC-2) - 1 tỷ USD, còn tổ hợp tên lửa chống tên lửa THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) - gần 3 tỷ USD.

Nga hất cẳng Mỹ, mồi chài khách hàng mua tên lửa S-400 như thế nào? - Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa Patriot.

Tổ hợp chống tên lửa THAAD chuyên đánh chặn các tên lửa tầm trung cận khí quyển do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất, còn hệ thống Patriot – công ty Raytheon.

13 nước bày tỏ sự quan tâm muốn mua tổ hợp tên lửa S-400, mà có thể khiến họ phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ căn cứ vào đạo luật "Về hành động nhằm vào những kẻ địch của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt", do tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng 8/2017.

Vào tháng 9, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì đã mua của Nga các may bay tiêm kích và tên lửa. Tuy nhiên Mỹ có thể áp dụng lệnh miễn tạm thời đối với các biện pháp trừng phạt.

Vũ khí Nga, thông thường, có giá thành không cao so với Mỹ - phần nhiều bởi vì nó được bán mà không kèm theo dịch vụ kỹ thuật tổng thể.

"Khi các lực lượng vũ trang nước ngoài mua vũ khí của Mỹ, họ còn mua cả sự hợp tác với quân đội Mỹ. Và điều này cộng với dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật – phần lớn khiến cho giá thành có sự chênh lệch đáng kể", giám đốc nhóm sáng kiến công nghiệp quốc phòng của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ Andrew Hunter chia sẻ với hãng thông tấn CNBC

Với yêu cầu bình luận bài viết này, Lầu Năm Góc không vội vàng đưa ra câu trả lời.

Hệ thống S-400, đàn em của các tổ hợp tên lửa S-200 và S-300, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài thế giới vào năm 2007. So với các hệ thống của Mỹ, tổ họp S-400 của Nga có khả năng tiêu diệt rất nhiều mục tiêu, ở khoảng cách xa và nhiều mục tiêu cùng lúc.

Nga hất cẳng Mỹ, mồi chài khách hàng mua tên lửa S-400 như thế nào? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa S-400 Nga triển khai ở Syria.

Theo một nguồn tin cho biết, dù không có vũ khí tuyệt hảo, S-400 từ quan điểm các tính năng đang chiếm ưu thế trước THAAD, viên ngọc của hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ.

Trả lời câu hỏi về những nguyên do các nước đang mua S-400 thay vì mua các tổ hợp "Patriot" hoặc THAAD của Mỹ, một nguồn tin nắm rõ báo cáo tình báo Mỹ giải thích rằng giới quân sự nước ngoài chưa sẵn sàng đáp ứng quy trình mua sắp vũ khí phức tạp của chính quyền Mỹ.

"Nhiều nước không muốn tuân thủ những chuẩn mực hiện hành của Mỹ. Đối với tên lửa S-400, những hạn chế xuất khẩu ít hơn, và Điện Kremlin sẵn sàng thúc đẩy quá trình này bằng việc xóa bỏ những rào cản pháp lý", nguồn tin tiếp cận báo cáo tình báo Mỹ cho biết.

Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận mua S-400 với Điện Kremlin.

Trung Quốc, nước đang lún sâu vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, đã hoàn thành quá trình tiếp nhận những tổ hợp tên lửa S-400 đầu tiên. Trong tháng trước, Ấn Độ - khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga – đã ký hợp đồng mua S-400 với Moscow.

Trong năm tới Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên khối NATO, theo kế hoạch sẽ tiếp nhận các tổ hợp S-400 đầu tiên và dự kiến hệ thống này sẽ sẵn sàng chiến đấu vào năm 2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại