Trước đó Giám đốc về hợp tác quốc tế Tập đoàn Rostec (Nga), ông Victor Kladov thông báo trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti đã thông báo rằng Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm lớn tới chiếc máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ thứ 5 của Nga.
"Muốn nhấn mạnh một điều với các chuyên gia giả danh mà đang phản đối tính đúng đắn của việc sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình Su-57 rằng không chỉ có một mình Ấn Độ "muốn rước" chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 của chúng tôi", ông Bodarev nói với các phóng viên.
Theo ý kiến của ông, mối quan tâm của các khách hàng nước ngoài đối với Su-57 khẳng định tính đúng đắn của việc cần nhanh chóng đưa vào sản xuất hàng loạt chiếc máy bay tiêm kích đa năng hiện đại này.
"Ấn Độ luôn cân nhắc, tiếp cận việc nhập khẩu khí tài quân sự một cách kỹ lưỡng. Không phải ngẫu nhiên mà Su-57 được quốc gia này quan tâm. Những khả năng chiến đấu của chiếc máy bay này ở giai đoạn hiện nay của quá trình phát triển ngành công nghiệp là không ai có thể vượt qua được", Thượng nghị sĩ Nga nói.
Tiêm kích tàng hình Su-57 do Nga chế tạo.
Theo lời của ông, số phận của các quốc gia tiết kiệm tiền cho chính lĩnh vực an ninh và quốc phòng của mình tự nói lên tất cả.
"Và thậm chí nếu trong một số trường hợp một vài quốc gia có thể bảo vệ được chủ quyền như Syria chẳng hạn, cũng khó có thể tưởng tượng được những núi tiền nào họ sẽ phải bỏ ra hiện giờ để khôi phục đất nước. Hơn gấp nhiều lần số tiền mà đáng lẽ họ nên chi cho việc trang bị những vũ khí tốt nhất cho quân đội", ông Bondarev nhấn mạnh.
"Các quốc gia có tầm nhìn xa trông rộng rất quan tâm tới hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga", ông bổ sung thêm.