Tìm kiếm ứng viên thay thế cho tàu tên lửa Molniya
Sau khi Liên Xô sụp đổ phần lớn trang bị hiện có trong Hải quân Nga đều được sản xuất dưới thời Chiến tranh lạnh, bao gồm lực lượng tàu ngầm hạt nhân, lực lượng không quân của hải quân, lực lượng tàu đổ bộ...
Trong nhiều năm sau đó, chi tiêu quân sự của Nga tụt xuống mức thấp nhất.
Tinh thần chiến đấu suy sụp và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga về cơ bản cũng sụp đổ cùng với những bộ phận còn lại trong xã hội. Trải qua nhiều năm khai thác, các tàu trong Hải quân Nga phần lớn đã lạc hậu, giảm đáng kể sức mạnh và hệ số sẵn sàng chiến đấu.
Để khôi phục sức mạnh hải quân và nỗ lực duy trì hiện diện hải quân của mình trên toàn thế giới, một trong những việc cần làm của Hải quân Nga là thiết kế các loại tàu mới để thay thế cho các loại tàu chiến đã già nua của mình.
Do điều kiện ngân sách eo hẹp, nên họ đã không phát triển các loại tàu chiến hạng nặng mà tập trung chế tạo các tàu hạng trung và hạng nhẹ có lượng giãn nước từ 500 – 4.500 tấn, với các loại hỏa lực rất mạnh.
Tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam thuộc Dự án 1241.8.
Tàu tên lửa Molniya ra đời từ những năm 1970, dù có hỏa lực rất mạnh nhưng cũng đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế so với các tàu chiến hiện nay.
Cụ thể dụ như thiết kế không tán xạ radar - dễ bộc lộ trước radar đối phương, lượng giãn nước nhỏ, khả năng chịu sóng gió không quá tốt.
Trong giai đoạn 1999-2000, Văn phòng trung tâm thiết kế hàng hải St. Petersburg - Trụ sở tại St Petersburg đã tiến hành thiết kế một loại tàu chiến cỡ nhỏ nhằm thay thế thế cho lớp tàu tên lửa Molniya "Project 1241".
Loại tàu tên lửa nổi tiếng đã có mặt trong trang bị của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, nhưng không còn đáp ứng được nhu cầu tiên thẳng lên hiện đại của Hải Quân một nước cường quốc hàng đầu thế giới như Liên bang Nga.
Sát thủ của các loại tàu mặt nước
Tàu tên lửa tàng hình Project 12300 Scorpion là một ứng viên đầy tiêm năng, được thiết kế để tấn công các tàu mặt nước, tàu vận tải và phương tiện thủy của đối phương một cách độc lập hoặc trong nhóm tác chiến hải quân.
Thân tàu và mặt bong được thiết kế nghiêng (từ 7 đến 10 độ) với việc ứng dụng các công nghệ tàng hình giúp tàu giảm đáng kể diện tích phản xạ radar hiệu dụng từ đó giảm đang kể xác suất bị tiêu diệt.
Nếu xét về khả năng chiến đấu và đặc điểm hoạt động thì tàu tên lửa Project 12300 đã vượt qua tất cả các tàu tên lửa cao tốc và tàu hộ tống cỡ nhỏ hiện có.
Tàu tên lửa tàng hình Project 12300 Scorpion.
"Scorpion" được trang bị tổ hợp tên lửa đối hạm Yakhont cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực 3R50E-12300 (2x2 ống phóng dưới mặt boong với 4 tên lửa trong container) hoặc tổ hợp Uran-E với hệ thống kiểm soát hỏa lực 3R-60UE (2x4 ống phóng, 8 tên lửa).
Đây là tàu tên lửa cao tốc đầu tiên trên thế giới được trang bị pháo hạm 100mm.
Để tự vệ trước máy bay và tên lửa đối hạm, tàu được trang bị 1 hệ thống pháo/tên lửa phòng không Kashtan-1 (với 8 tên lửa 9M311-1 tầm đánh chặn tối đa 8.000m và 2.000 viên đạn pháo 30mm).
Tàu được trang bị 2 máy đẩy diesel MTU 16V1163TB93 hoặc 1 máy đẩy gas turbine và 2 máy đẩy diesel M530/MTU 16V 4000 M90 giúp tàu đạt được tốc độ 33 hải lý/h (động cơ diesel) / 40 hải lý/h (động cơ diesel và gas turbine kết hợp).
Tàu có khả năng hành trình 2000 hải lý ở tốc độ tiết kiệm 12 hải lý/h. Để cải thiện khả năng đi biển, tàu được trang bị với một bộ điều khiển tự động với các con lăn cân bằng giúp tàu giảm được biên độ dao động từ 2-3 lần.
Trong bản thiết kế tàu đã tính đến vấn đề tăng cường khả năng sinh hoạt của thủy thủ đoàn và tự động hóa vấn đề kiểm soát vũ khí của tàu.
Với biên đội tàu từ 3-4 chiến tận dụng tốc độ và khả năng tàng hình, áp sát con mồi rồi đồng loạt ra tay khiến chúng không kịp trở tay. Những tên lửa Klub có thể đánh chìm hoặc vô hiệu hóa các loại tàu cỡ lớn, thậm chí là tàu sân bay.
Mô hình tàu tên lửa tàng hình Project 12300 Scorpion.
Trang bị vũ khí
- 4 tên lửa đối hạm Yakhont cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực 3R50E-12300 (tầm bắn 300km) hoặc 8 tên lửa Uran-E với hệ thống kiểm soát hỏa lực 3R-60UE (tầm bắn 130km); 1 hệ thống pháo/tên lửa phòng không Kashtan-1;
- 1 pháo nòng đơn 100mm A-190E (cơ số đạn 80 viên) với radar kiểm soát hỏa lực 5P-10E "Puma-E"; 2 bệ phóng bom chìm DP-64 chống ngầm; Hệ thống mỗi bẫy tầm gần PK-10 với 4 bệ phóng KT-216.
Thông số kỹ thuật tàu:
Lượng giãn nước: 470 tấn (đầy tải); Dài toàn bộ: 57m; Rộng toàn bộ: 10,3m; Chiều cao mạn, (giữa tàu): 5,3m; Mớn nước giữa tàu khi đủ tải: 2,5m;
Tốc độ: Tối đa với động cơ diesel: 33 hải lý/h; Tối đa với động cơ diesel và gas turbine kết hợp: 40 hải lý; Tiết kiệm: 12-13 hải lý/h;
Tầm hoạt động khi đủ tải: 2000 hải lý ở tốc độ 12 hải lý/h; Dự trữ hành trình: 10 ngày.
Hiện nay, dự án này vẫn chưa có tàu nào được đưa vào biên chế chính thức do tình hình tài chính và các nguồn lực tập trung cho đóng tàu chưa xây dựng xong.
Nếu có thể được triển khai để thay thế cho tàu tên lửa Molniya, sánh vai với các chiến hạm thế hệ mới như tàu hộ tống Steregushchy đề án 20380 hay tàu khinh hạm tên lửa Admiral Gorshkov đề án 22350 thì quả thật Hải quân Nga sẽ là một lực lượng đáng gờm trên đại dương.
Hơn nữa, tuy có sức chiến đấu cao, hỏa lực mạnh cùng khả năng tàng nhưng giá cả lại khá cao từ 120-150 triệu USD mỗi chiếc đóng mới, gần gấp đôi đơn giá của tàu tên lửa Molniya.