Nga chê J-20 kém hơn cả "bà già" Su-24, Trung Quốc đáp trả

Khang Minh |

Một số chuyên gia Nga bình luận rằng, tiêm kích J-20 của Trung Quốc tuy hiện đại nhưng không phải là một máy bay chiến đấu vạn năng, trong tấn công thậm chí còn kém Su-24 của Nga.

Theo trang mạng tiếng Trung toutiao.com, mặc dù nhận định của phía Nga nghe có vẻ như hợp lý nhưng trên thực tế không logic, bởi chiến tranh hiện đại là một hệ thống tác chiến, bất cứ máy bay chiến đấu nào cũng có mục đích sử dụng riêng. J-20 cũng chỉ là một thành phần trong hệ thống tác chiến tổng thể.

Trong khi đó, Su-24 chỉ là một mẫu máy may chiến đấu từ những năm 1960, về khả năng tấn công kém xa so với Su-34. Vì thế, nó càng không thể sánh được với tiêm kích thế hệ 5 J-20.

Giới chuyên gia Nga thì cho rằng, thực hiện nhiệm vụ tấn công tốt nhất vẫn là chiến đấu cơ giá rẻ, tải trọng lớn và tầm bay xa. Chiến đấu cơ thế hệ 5 tuy khả năng tác chiến mạnh nhưng đa số đạn dược đều được mang bên trong thân. Vì vậy, số lượng và khả năng tấn công đều tương đối hạn chế.

Mặt khác, do mức giá đắt đỏ và sức chiến đấu mạnh nên chiến đấu cơ thế hệ 5 không dùng cho nhiệm vụ tấn công thông thường, mà được dùng để giành quyền kiểm soát trên không. Khả năng tàng hình mạnh cho phép nó thâm nhập hệ thống phòng không của đối phương.

Nga chê J-20 kém hơn cả bà già Su-24, Trung Quốc đáp trả - Ảnh 1.

Máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc

Nhiệm vụ tấn công cơ bản không phải do chiến đấu cơ J-20 đảm nhiệm, mà được giao cho J-16. Tải trọng 12 tấn và bán kính tác chiến hơn 1.600km giúp tăng khả năng tấn công của J-16 tới mức độ rất cao.

Tuy nhiên, toutiao cho rằng, nếu theo cách nói của Nga thì J-16 cũng không phải là vũ khí thích hợp nhất.

J-16 chỉ có thể phát huy hiệu quả cao nhất khi tác chiến phối hợp cho J-20, radar và tính năng tàng hình mạnh của J-20 có thể cung cấp khả năng phát hiện và số liệu chiến trường tốt nhất, còn tải trọng đạn và 12 giá treo của J-16 có thể mang lượng lớn tên lửa không đối không để thực hiện nhiệm vụ đánh chặn.

Thực tế, nếu đơn giản chỉ là tấn công thì JH-7 và máy bay không người lái Dực Long 2 mới thích hợp nhất. Những máy bay này đều có đủ khả năng tác chiến mạnh, phiên bản mới nhất JH-7B không chỉ có tải trọng hơn 10 tấn và tầm bay hơn 1.800km, mà mức giá của nó cũng tương đối thấp (không đến 25 triệu USD, chỉ bằng 1/5 của J-20).

Trong khi đó, giá của máy bay không người lái Dực Long 2 cũng tương đối rẻ. Khả năng tác chiến của nó không thua kém gì máy bay không người lái MQ-9 của Không quân Mỹ nhưng giá chỉ bằng 1/3 MQ-9.

Máy bay Dực Long có thể mang 1 tấn vũ khí để thực hiện nhiệm vụ. Theo toutiao, chiến đấu cơ này có thể bay hơn 10 giờ trên mục tiêu, chỉ cần 2 - 3 máy bay là có thể thực hiện giám sát một khu vực, 20 - 30 chiếc có thể bảo đảm giám sát và tấn công chiến trường cấp chiến dịch.

Không quân Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển các chiến đấu cơ khác nhau để ứng phó với các tình huống, vì chỉ dùng một chiến đấu cơ tấn công đối phương là việc không thể.

Trang mạng này cho rằng, tư tưởng trên của Nga là tư tưởng lạc hậu. Trong cuộc cách mạng UAV, Không quân Nga sớm đã không chiếm ưu thế, bị Trung Quốc và Mỹ bỏ xa, vậy chuyên gia Nga rốt cuộc đang nghĩ gì?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại