Nga - 103, Mỹ - 105 tên lửa: Mắt thần Nga đã "mù" hay vẫn chuẩn chỉ?

Tuấn Sơn |

Có một điểm thú vị trong vụ liên quân tấn công Syria ngày 14/4 là chỉ vài giờ sau đợt không kích Nga đã công bố thông tin về số lượng tên lửa liên quân tấn công Syria.

Trong đó có nhiều loại tên lửa phóng từ trên không được cho là áp dụng công nghệ tàng hình. Con số này sau đó được phía Mỹ và liên quân xác nhận là 105 tên lửa.

Tại sao Nga lại có khả năng xác định chính xác gần như tuyệt đối số lượng tên lửa Mỹ và liên quân sử dụng.

Nếu kịch bản là các vũ khí trên nhằm trực tiếp vào lực lượng quân sự Nga thì liệu con số tên lửa ngăn chặn có chỉ là 66 tên lửa "mới, đẹp và thông minh" hay những vũ khí chính xác của Mỹ và đồng minh nếu không bị đánh chặn đã…đi tìm mục tiêu dưới biển hay ngoài sa mạc.

"Lưới trời thưa, mà khó lọt"

Có thể nhìn nhận rõ ràng, tại Syria, Nga đã triển khai một hệ thống giám sát đang tầng, đa lớp, có khả năng theo dõi mọi động tĩnh của liên quân không chỉ trong khu vực Cận Đông, mà thậm chí là cả các khu vực các đó hàng nghìn km.

Hệ thống cảnh giới tại Syria được hình thành bởi mạng lưới tàu chiến Hải quân Nga tập trận tại Địa Trung Hải giúp "bắt chết" lực lượng hải quân hùng hậu của liên quân hoạt động tại đây; các tổ hợp tên lửa phòng không, radar cảnh giới tầm trung và xa triển khai tại hai căn cứ Hmeymim, Tartus giúp khóa chắt vùng duyên hải Syria.

Bên cạnh đó, các đơn vị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U và máy bay tiêm kích Su-30SM, Su-35 thay nhau canh trời Syria để phòng ngừa các hành động tấn công đột kích tầm thấp của liên quân trong khu vực.

Nga - 103, Mỹ - 105 tên lửa: Mắt thần Nga đã mù hay vẫn chuẩn chỉ? - Ảnh 1.

Ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U Nga triển khai ở Syria.

Và một yếu tố rõ ràng nữa cần tính tới sự hỗ trợ giám sát tầm siêu xa của các hệ thống radar cảnh giới tên lửa khổng lồ Voronezh đặt tại Armavir và Orsk với tầm giám sát tới 8.000km, đủ để đặt toàn bộ vùng Cận Đông tới tận Ấn Độ Dương trong vùng giám sát.

Cùng với đó, các động thái của liên quân cũng được vệ tinh trinh sát quân sự Nga hoạt động trong khu vực giám sát chặt chẽ.

Trên thế giới, có lẽ chỉ có Nga mới đủ khả năng "chơi sát ván" với Mỹ và đồng minh như vậy!

Một yếu tố chiến thuật khác cũng được đặt ra là liệu Nga có đưa Mỹ và liên quân "vào tròng" trong vụ không kích ngày 14-4, khi các hướng nhằm vào lãnh thổ Syria đều được giám sát chặt chẽ, thì mặt phía Nam và Đông Nam giáp Lebanon, Jordani lại được để ngỏ.

Đây vốn là hướng tấn công đột kích Israel thường xuyên sử dụng tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Syria. Phải chăng đây chính là "hướng quyết chiến" Nga và Syria đã bày sẵn thế trận để đón Mỹ và liên quân vào cuộc.

Sự thật sau đó đã chứng minh, toàn bộ đợt tấn công của liên quân đều được tiến hành từ phía Nam Syria nhằm vào các mục tiêu ở ngoại vi Damascus và Homs.

Dù những thông tin về công tác cảnh giới và dàn trận đối phó với liên quân của nga không hề được công khai, nhưng khả năng cảnh giới tuyệt vời của Nga đã được minh chứng bằng việc cơ bản phát hiện và xác định toàn bộ tên lửa của Mỹ và liên quân tấn công Syria ngay khi chúng rời bệ phóng.

Nga và Syria đã "bắt thóp" liên quân?

Thực tế, trong nhiều đợt không kích nhằm vào các quốc gia đối địch trước Syria, Mỹ và đồng minh luôn chọn thời điểm đêm tối để tổ chức các đợt tấn công đột kích đường không.

Điều này có thể giải thích là Mỹ và đồng minh muốn tận dụng ưu thế của vũ khí tấn công chính xác cao thông qua khả năng dẫn đường hỗn hợp không phụ thuộc vào điều kiện thời gian, thời tiết. Đêm tối cũng là "lớp ngụy trang" tự nhiên hữu hiệu giúp che giấu đòn tấn công.

Một yếu tố khác chính là giới hạn sinh học của con người, đêm tối theo nhịp sinh học chính là lúc con người cần nghỉ ngơi, khả năng phản ứng với các tính huống chậm chạp.

Và liệu sau hàng tuần ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao để phòng ngừa khả năng Mỹ và liên quân tập kích trước đó, khả tác chiến của các kíp chiến đấu Syria có bị suy giảm khi tới giới hạn chịu đựng sinh học.

Ngoài ra, để tăng xác suất thành công của đợt không kích, Mỹ và liên quân còn động loạt tấn công từ nhiều hướng trên Hồng Hải, Kuwait và phía Nam Địa Trung Hải; sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-1B bắn tên lửa hành trình ngoài tầm phòng không…

Tuy nhiên, các đấu pháp của Mỹ và đồng minh đã bị Nga và Syria bắt thóp với trận địa bày sẵn ở khu vực miền Nam Syria kết hợp với khả năng cảnh giới và liên kết thông tin tuyệt vời của Nga ở quốc gia Cận Đông này.

Kết quả 66 tên lửa liên quân bị bắn hạ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả sự phối hợp trên. Điều này càng được khẳng định với những mảnh vỡ tên lửa "mới, đẹp và thông minh" được Bộ Quốc phòng Nga công bố trong buổi họp báo cuối tháng 4-2018 về kết quả cuộc không kích của liên quân.

Rõ ràng, nếu có muốn không kích Syria lần sau, Mỹ và liên quân nên cân nhắc trước!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại