Nếu Mỹ rút khỏi INF, Nga đã có sẵn vũ khí đối phó

Tuấn Sơn |

Nga sẽ có đối sách cụ thể ra sao khi Mỹ có thể rút khỏi Hiệp ước Tên lửa đạn đạo tầm trung (INF) vào tháng 2-2019, đó là câu hỏi đang được đặt ra với giới chuyên gia quân sự quốc tế. Tuy nhiên, theo một cách dễ dàng, Nga đã có sẵn phương án đối phó nhanh chóng với kịch bản này. Đó là việc chuyển đổi và cho ra mắt biến thể trên bộ của các tổ hợp tên lửa Kalibr và Kinzhal.

Hồi cuối tháng 10-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố rút khỏi INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này nhiều năm qua. Theo lời Tổng thống Mỹ, Nga đã phớt lờ những quy định của INF để phát triển các tổ hợp tên lửa đất đối đất mới có tầm bắn vi phạm quy định của hiệp ước (từ 500-5.500km).

Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo nước Mỹ không dựa trên bất kỳ thông tin công khai nào, mà được viện dẫn theo thông tin thu thập của lực lượng tình báo. Việc Mỹ rút khỏi INF có thể khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu, nơi có thể biến thành chiến trường trước tiên nếu xảy ra xung đột toàn diện với Nga.

Việc Mỹ rút khỏi INF cũng đồng nghĩa với việc, các tổ hợp tên lửa đất đối đất của Mỹ và NATO có thể tự do đi lại khắp châu Âu theo Hiệp ước Schengen trong phạm vi 500-1.000km đối với tên lửa tầm ngắn và 1.000-5.500km đối với tên lửa tầm trung để tấn công vào lãnh thổ Nga bất kỳ lúc nào.

Để đối phó, Moscow cần những loại vũ khí mới để đối trọng và cách nhanh nhất là hoán cải các tổ hợp tên lửa hành trình siêu thanh hiện đại như Kalibr (hải quân), Kinzhal (không quân) thành vũ khí đất đối đất hoặc đơn giản là triển khai các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander-M tại vùng Kaliningrad để bao quát cả châu Âu.

"Nỗi sợ" mang tên Iskander-M đối với Mỹ và phương Tây

Không khó để nhận ra, nhiều năm qua, cả Mỹ và phương Tây đều e ngại việc Nga phát triển tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M có khả năng mang nhiều loại đạn tên lửa khác nhau.

Lý giải điều này có thể lý giải rất đơn giản là khi các tổ hợp Iskander-M triển khai tại Kaliningrad với đạn tên lửa tiêu chuẩn tầm bắn 500km, thì một phần lãnh thổ Tây Âu đã nằm trong tầm ngắm.

"Iskander-M hiện tại chỉ được trang bị đạn tên lửa có tầm bắn 500km, nhưng về mặt kỹ thuật, nó hoàn toàn có thể trang bị các loại đạn tên lửa có tầm bắn lớn hơn nhiều", chuyên gia quân sự Viktor Litovkin đánh giá.

Nếu INF đổ vỡ, Nga có toàn quyền trang bị đạn tên lửa mới giúp tăng tầm bắn, cũng như uy lực của tổ hợp Iskander-M.

INF chỉ quy định Nga và Mỹ không được phát triển các tổ hợp tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 1.000 tới 5.500km.

Tuy nhiên, hiệp ước này không có ràng buộc với các loại tên lửa trang bị trên hạm và trên máy bay. Cả Nga và Mỹ đều hiểu rõ điều này và trong kho trang bị của quân đội hai nước đều sở hữu các loại tên lửa hải quân và không quân có tầm bắn vượt xa quy định của INF.

Theo đánh giá của chuyên gia Viktor Litovkin, nếu INF đổ vỡ, các dòng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Kalibr của Nga sẽ được nâng cấp và hoán cải để thích ứng với chiến lược của hai bên.

Cả hai dòng tên lửa trên đều sở hữu những đặc tính kỹ-chiến thuật đáng gờm như: Bay bám địa hình với quỹ đạo phức tạp, tầm bắn lớn từ 300-2.600km, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.

Một điểm quan trọng khác là Tomahawk và Kalibr có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau. Sự phát triển về công nghệ trong tương lai gần sẽ cho phép chúng mang các loại đầu đạn nhỏ, nhưng có sức tàn phá khủng khiếp.

Phiên bản trên bộ của Kinzhal

Được biết tới là dòng vũ khí siêu thanh hàng không thế hệ mới, không đối thủ của Nga, đạn tên lửa Kinzhal nhiều khả năng sẽ có biến thể trên bộ, nếu INF đổ vỡ. Với tầm bắn tới 2.000km và tốc độ bay gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10), Kinzhal gần như không thể bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.

Nếu Mỹ rút khỏi INF, Nga đã có sẵn vũ khí đối phó - Ảnh 2.

Kinzhal hiện là vũ khí động nhất vô nhị trên thế giới với khả năng tấn công không thể ngăn chặn.

Theo lời Tư lệnh lực lượng Phòng không-Vũ trụ Nga, Thượng tướng Sergei Surovikin, trong các lần phóng thử từ máy bay Mig-31, nguyên mẫu tên lửa Kinzhal mất chưa tới vài giây để tăng tốc vượt tường âm thanh sau khi rời bệ phóng.

"Kinzhal có khả năng bay với tốc độ vượt ngưỡng tường âm thanh nhiều lần. Nó có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa và những hệ thống phòng thủ đang được phát triển ở thời điểm hiện tại", Thượng tướng Sergei Surovikin đánh giá về tên lửa Kinzhal.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác của Kinzhal là khả năng tự hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết và cơ cấu dẫn đường hỗn hợp hiện đại. Điều này giúp Kinzhal có thể tấn công chính xác mục tiêu với sai số chỉ tính bằng mét. Mỹ và phương Tây không có loại vũ khí nào tương đương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại