Nếu mọi tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh này sẽ là viễn cảnh kinh hoàng với HQ Mỹ

Trung Phạm |

Phát triển theo hướng đồng bộ cao, có thể phóng đi từ bệ phóng tích hợp sẵn cho các tàu chiến hiện nay, loại tên lửa này có thể xuyên thủng hầu hết các hệ thống đánh chặn tối tân.

Theo chuyên trang quốc phòng War is Boring, nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, thì khoảng giữa những năm 2020 Hải quân Nga sẽ tiếp nhận loại tên lửa hành trình chống hạm có tên gọi Zircon.

Đây là tên lửa hành trình siêu thanh có tính cơ động rất cao, tức nó có thể bay với vận tốc trên Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) nhờ động cơ scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm) tiên tiến.

Những loại tên lửa bay với tốc độ siêu nhanh như vậy khiến cho việc thiết kế các thiết bị và hệ thống dẫn đường đính kèm đủ sức chống chịu được sức nóng và độ cọ sát do áp suất không khí gây nên ở vận tốc Mach 5 hay nhanh hơn nữa là một trong những thách thức lớn nhất khi phát triển thiết bị siêu thanh.

Nếu như Nga xử lý được những vấn đề kỹ thuật đầy thách thức này thì họ sẽ trở thành quốc gia sở hữu một trong những tên lửa chống hạm nguy hiểm nhất thế giới.

Nếu mọi tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh này sẽ là viễn cảnh kinh hoàng với HQ Mỹ - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ Buyan-M của Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr về phía Syria từ Biển Caspian tháng 10/2015. Ảnh: Hải quân Nga

Từ tháng 4/2017 đã có một số vụ thử nghiệm Zircon được tiến hành, mặc dù tham vọng đạt được tốc độ tối đa Mach 8 nhiều khả năng chỉ mang tính cường điệu. Nhưng cần thấy rằng Nga là nước có thể chế tạo được các tên lửa đầu bảng, tương dương, nếu không muốn nói là tốt hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Vì vậy, một dòng tên lửa Zircon với đầy đủ tính năng được đưa vào biên chế trong thời gian chưa đầy một thập kỷ nữa vẫn là một khả năng thực tế. Với tầm bắn tối đa khoảng 500-640 dặm (800 – 1.000 km), Zircon bay xa hơn gấp 3 lần phiên bản tên lửa Harpoon có tầm bắn xa nhất của Mỹ.

Thế cho nên, việc Quân đội Mỹ đang tăng tốc phát triển các tên lửa chống hạm tầm xa và vũ khí siêu thanh cho riêng mình cũng không phải là điều khó hiếu.

Thách thức mọi hệ thống đánh chặn

Có thể mang theo đầu chiến đấu nặng khoảng 295 kg và với diện tích bộc lộ radar nhỏ cùng tốc độ siêu nhanh, Zircon rất khó bị phát hiện bởi các loại radar phòng không cũng như khó bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa đặt trên tàu.

Báo chí Nga thường có xu hướng quảng bá "quá đà" cho Zircon, coi đó là tên lửa không thể đánh chặn, tuy nhiên, việc kết hợp được tốc độ và khả năng cơ động cho thấy tên lửa này thực sự là một mối đe dọa nghiêm trọng.

"Những đặc điểm này cho phép các tên lửa như vậy có thể xâm nhập hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa và làm gia tăng sức ép về thời gian tiến hành một đòn đáp trả khi một quốc gia bị tấn công", một nghiên cứu gần đây của Tập đoàn nghiên cứu quốc phòng RAND có trụ sở ở California nhận xét.

Nếu mọi tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh này sẽ là viễn cảnh kinh hoàng với HQ Mỹ - Ảnh 2.

Một mô hình bệ phóng thẳng đứng 3S-14 của Nga. Ảnh: War Is Boring

Một đặc điểm thú vị nữa về Zircon cũng quan trọng không kém các khả năng tấn công của tên lửa này, đó chính là loại bệ phóng.

Các tàu chiến thường bị giới hạn về không gian khi bố trí hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cho các tên lửa siêu thanh và chúng lại cần phải được hạ sâu xuống lòng thân tàu. Do đó, các bệ phóng thường phải được thiết kế ngay từ ban đầu khi chế tạo tên lửa.

Nhưng với công việc này, Nga đang phát triển Zircon theo hướng tích hợp được với hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14, loại đã dùng để phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Onyx cũng như cho các phiên bản chống hạm và tấn công mặt đất Kalibr.

Tin buồn cho Hải quân Mỹ là Hải quân Nga đã tích hợp hệ thống 3S-14 cho hầu hết các chủng loại tàu, từ tàu hộ tống loại nhỏ cho tới tàu tuần dương cỡ lớn.

"Điều này có nghĩa là hầu hết các tàu ngầm, tuần dương hạm, tàu khu trục, kinh hạm và thậm chí tàu hộ vệ mà Nga đang sở hữu đều có thể phóng được bất cứ loại nào trong số 3 dòng tên lửa kể trên", O.E. Watch, Bản tin tháng 10/2017 của Văn phòng Nghiên cứu Quân sự Nước ngoài của Lục quân Mỹ nhấn mạnh.

"Đó là minh chứng rõ nhất cho nỗ lực đồng bộ hóa và tương thích hóa hiện nay của Nga".

Hải quân Nga phóng tên lửa Kalibr và Oniks vào các vị trí của quân nổi dậy tại Syria

Có thể, động tác chuyển đổi này xuất phát từ lý do kinh tế, đòi hỏi Nga phải xây dựng một lực lượng hải quân nhỏ gọn hơn so với thời Liên Xô và chuyên dụng hóa là một tư duy thực tế".

"Nga không chỉ chuyển sang sử dụng các tàu đa nhiệm để tận dụng từng đồng đô la quốc phòng mà còn đẩy mạnh khả năng tương thích với các phương tiện khác của lực lượng Bộ binh và Hàng không – Vũ trụ".

Do đó, thậm chí nếu Hải quân Nga thực tế chỉ là một lực lượng phòng thủ bờ biển ở thời điểm hiện tại, họ cũng vẫn là lực lượng có tầm với rất ấn tượng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại