Nephila Clavipes - Loài nhện khổng lồ có thể tóm gọn cả con dơi chỉ trong một nốt nhạc

ĐỨC KHƯƠNG |

Nephila clavipes là một loài nhện khổng lồ phân bố ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ở Hoa Kỳ người ta gọi chúng là nhện chuối hay nhện ăn rắn đồng thời cũng là một trong những loài nhện lớn nhất trên thế giới.

Annette Alaniz Guajardo, một người phụ nữ sống tại Texas, Mỹ phát hiện ra một chú dơi đang treo lủng lẳng từ bên hông nhà mình, nhưng cô nhận thấy có điều gì đó không bình thường nên đã tiến lại gần để quan sát.

Nephila Clavipes - Loài nhện khổng lồ có thể tóm gọn cả con dơi chỉ trong một nốt nhạc - Ảnh 1.

Những hình ảnh về con nhện thu hút sự quan tâm lớn khi được Guajardo đăng trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ sự ngạc nhiên và sợ hãi trước kích thước của nó.

Cô phát hiện con dơi có vẻ như đã chết và đang bị mắc kẹt trong một mớ mạng nhện, ngay bên cạnh chú dơi khốn khổ đó là một con nhện khổng lồ Nephila Clavipes.

Annette Alaniz Guajardo phát hiện con dơi treo lủng lẳng khi ra khỏi nhà để đi làm vào sáng thứ Tư. Lúc Guajardo trở về, nó vẫn còn đó và cô bắt đầu chụp ảnh, ghi hình. Con dơi có vẻ đã chết, bị quấn trong lớp mạng mỏng còn con nhện lớn đang chăng tơ bên trên

Guajardo cho biết, mình đã sống ở đây 12 năm và biết rất nhiều loại nhện. "Tôi giết hết những con có độc", cô nói.

Theo thông tin từ Owlcation, nhện khổng lồ Nephila Clavipes còn được gọi là nhện chuối, nhện tơ vàng, nhện ăn rắn thường có kích thước lên tới gần 6cm chưa bao gồm chiều dài của chân và con cái thường lớn hơn so với con đực.

Những con nhện Nepila đực thường bị "xé xác" sau khi giao phối hoặc bị cuộn kín trong mạng nhện để biến thành thức ăn khi những con cái không giữ được bình tĩnh.

Nhện Nephila là khả năng giăng những mạng rất dày và kiên cố để săn mồi. Chiều dài của mỗi mạng nhện có thể lên tới gần 2m.

Những con côn trùng nhỏ khi vướng phải thường không thể thoát khỏi mạng nhện của chúng. Thậm chí những con rắn nhỏ hay chim cũng trở thành con mồi của chúng. Vì thế, người ta còn gọi chúng là loài nhện ăn rắn.

Loài nhện khổng lồ này thường được tìm thấy ở Châu Phi, Châu Á, Úc và Đông Nam Hoa Kỳ, chúng có nọc độc nhẹ, với vết cắn có khả năng gây đỏ, phồng rộp và rất đau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại