Kể từ khi máy thăm dò không gian New Horizons của NASA được đưa vào không gian nhằm khám phá Hệ Mặt Trời từ năm 2015, giờ đây các nhà khoa học tỏ ra vô cùng bất ngờ khi phát hiện một hiện tượng chưa từng được tìm thấy ở các hành tinh khác ngoài Trái Đất.
Phát hiện băng trên sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương (Pluto). Ảnh Internet.
Đó chính là những tháp băng có độ cao 500 mét trên bề mặt sao Diêm Vương, hành tinh nằm ngoài cùng so với các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời.
Mặc dù việc xem Diêm Vương tinh là một hành tinh từng gây nhiều tranh cãi (giờ đây nó được xem là hành tinh lùn), thế nhưng Diêm Vương tinh vẫn là vật thể đáng nghiên cứu trong Hệ Mặt Trời vì có rất nhiều điểm thú vị so với các hành tinh khác.
Các nhà khoa học của NASA đã tiến hành nghiên cứu điều kiện khí quyển của hành tinh lùn này để hiểu thêm về quá trình tạo ra các tháp băng không lồ.
Bề mặt Tartarus Dorsa. Ảnh Internet.
Tại 1 khu vực độc đáo với lớp sỏi như da rắn có tên Tartarus Dorsa. Ngoài thủy tinh, nơi đây chứa phần lớn metan và nitrogen, tạo nên các lưới băng và núi băng metan khổng lồ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra từ rất xa.
Nhà khoa học Umurhan cho hay: "Để có được một lớp địa chất có hình thù kỳ lạ và bền vững như thế này, tất cả nhờ vào độ bền vững của phân tử cũng như tinh thể mê tan trên bề mặt sao Diêm Vương.
Những tháp băng dưới "địa ngục" của sao Diêm Vương
Chúng ta đã có thể tới hành tinh ngoài rìa hệ Mặt Trời. Ảnh Internet.
Sở dĩ khu vực này có tên như vậy vì Tartarus trong tiếng Hy Lạp nghĩa là vực thẳm, cũng là nơi mà con người bị đày xuống vì những tội lỗi của mình (có thể xem như âm phủ), nơi là thần Hades cai trị.
Ở nơi đây, các linh hồn sẽ bị đầy đọa và hối lỗi vì những gì đã làm ở trần thế, mặt khác hình dạng của những thắp băng khổng lồ metan.
Sự tập trung của chúng khi nhìn từ trên cao khiến người ta liên tưởng tới rất nhiều người đang quỳ gối sám hối lỗi lầm ở dưới "địa ngục" của sao Diêm Vương vậy!
Chính kỹ sư John Moores tới từ Đại học York (Canada) là người đầu tiên đưa ra bằng chứng chứng tỏ tháp băng không chỉ tồn tại ở Trái Đất mà còn có ở hành tinh đặc biệt nhất Hệ Mặt Trời này.
Khi phân tích các hình ảnh thu được từ New Horizons, các nhà khoa học của NASA nhận thấy đỉnh của các tháp băng có màu xám - xanh da trời, còn ở giữa khối băng là màu đỏ hồng.
Những khối băng này cao tới 500 mét, cao gấp hàng trăm lần các tháp băng khổng lồ ở Trái Đất. Moores và các đồng nghiệp đã mô phỏng điều kiện khí quyển và nhiệt độ nơi đây để có thể hiểu thêm về quá trình tạo ra các tháp băng này.
Sao Diêm Vương có nhiều đặc điểm khác với các hành tinh còn lại. Ảnh Internet.
Ông nhận thấy chính sự khác biệt về môi trường đã tạo nên các khối băng với nhiều hình dạng khác nhau mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ hành tinh nào khác ngoài Trái Đất.
Vì có khoảng cách tới Mặt Trời xa nhất trong các hành tinh quay quanh Mặt Trời, điều kiện nhiệt độ ở hành tinh lùn này cũng lạnh hơn Trái Đất rất nhiều.
Đồng thời mật độ khí quyển cũng mỏng hơn rất nhiều, vì không chưa nước mà là khí metan và nitrogen nên kích thước của các tháp băng cũng to lớn hơn ở Trái Đất rất nhiều.
Trước đó các nhà khoa học từng quan sát các hành tinh có khả năng tồn tại băng như mặt trăng của sao Mộc, Europa nhưng cũng không thể phát hiện hiện tượng tương tự như vậy.
Phát hiện được công bố trên Nature.