NASA phát hiện băng Nam Cực đổi màu một cách bí ẩn: Giới khoa học nói gì?

Hoa Hướng Dương |

Những hình ảnh mà NASA chụp được từ vệ tinh cho thấy, màu xanh này đang dần bao trùm khắp Nam Cực.

Những hình ảnh mà NASA và tổ chức hợp tác Khảo Sát Địa chất học của Mỹ United States Geological Survey (USGS) chụp được từ vệ tinh Landsat.

Bằng dụng cụ bay Operational Land Manager (OLI) trên khu vực châu Nam Cực cho thấy một hiện tượng kỳ lạ: Các tảng băng hóa xanh lục.

Những tảng băng màu xanh xuất hiện ngày càng nhiều trên biển Ross, nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu chẳng lành cho một hiện tượng khủng khiếp nào đó sắp xảy ra.

Vậy sự thật đằng sau việc hóa xanh những tảng băng là gì?

NASA phát hiện băng Nam Cực đổi màu một cách bí ẩn: Giới khoa học nói gì? - Ảnh 1.

Ảnh: NASA.

Rất may đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên do các sinh vật phù du trôi nổi trên bề mặt nước biển gây ra, chúng gọi là các vi tảo Phytoplankton.

Phytoplankton có thể sống tự dưỡng, dị dưỡng và hỗn hợp, Khi số lượng đủ lớn, chúng sẽ tạo nên một màu xanh đặc trưng cho nước nhờ chất diệp lục.

Vì cần ánh sáng cũng như gió, sinh vật phù du thường sống ở gần mặt nước. Tiến sĩ Jan Lieser thuộc Trung tâm nghiên cứu hợp tác Khí hậu và Khí hậu Nam Cực ở Úc (Australia's Antarctic Climate and Ecosystems Cooperative Research Center) cho biết:

Chúng chứa diệp lục màu xanh khi nhận được ánh sáng Mặt Trời, chính sự sinh sôi và phát triển mạnh mẽ của vi tảo đã khiến cho các tảng băng ở đây bị bao trùm bởi một màu xanh.

NASA phát hiện băng Nam Cực đổi màu một cách bí ẩn: Giới khoa học nói gì? - Ảnh 2.

Màu xanh xâm chiếm các tảng băng. Ảnh Internet.

Những khối băng lúc này đóng vai trò như mảnh đất màu mỡ để cho các sinh vật phù du phát triển sinh sôi mạnh mẽ.

Vai trò to lớn của vi tảo với hiệu ứng nhà kính

Không những không phải là điềm xấu, việc xuất hiện của chúng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hệ sinh thái biển Nam Cực. Theo tiến sĩ Lieser vi tảo chúng là nguồn thực phẩm quan trọng của động vật phù du, cá, cá voi...

Ngoài ra, vi tảo cũng giống như các thực vật trên đất liền, sẽ giúp hấp thụ và giữ lại CO2, làm giảm hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất.

Vi tảo có thể hấp thụ tới 20% lượng khí CO2 trong không khí tại Nam Cực, tức 10% nếu so với toàn thế giới. Một con số rất lớn cho thấy vai trò quan trọng của sinh vật phù du ở Nam Cực.

Khi hấp thụ khí thải CO2, chúng cũng đồng thời thải ra khí O2 nên là tác nhân cung cấp O2 lớn cho khí quyển. Vì thế, việc nghiên cứu quá trình phát triển của sinh vật phù du được các nhà khoa học chú trọng như một giải pháp cho vấn đề nóng lên của Trái Đất.

Nguồn: National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA - Mỹ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại