NASA công bố video "nổi da gà" của tàu đổ bộ xuống sao Hoả

Thu Loan |

Ngày 23/2, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố một video chất lượng cao về sự kiện tàu vũ trụ hạ cánh xuống sao Hoả. Trailer dài 3 phút cho thấy một chiếc dù lớn màu trắng cam đang bung ra và bụi đỏ bay lên khi con tàu thăm dò đáp xuống bề mặt.

Đoạn phim được đánh giá là quá tốt với hình ảnh sắc nét, khiến những thành viên trong nhóm chế tạo tàu cảm giác họ đang ở trên hành trình đó.

NASA công bố video nổi da gà của tàu đổ bộ xuống sao Hoả - Ảnh 1.

Hình ảnh tàu thăm dò đáp xuống sao Hoả. (Ảnh: NASA)

“Nó khiến tôi nổi da gà mỗi lần xem, thật tuyệt vời”, Dave Gruel, trưởng nhóm phụ trách camera nói.

Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh xuống sao Hoả từ ngày 18/2, ở vị trí gần một châu thổ một dòng sông cổ đại ở trong miệng núi lửa Jezero. Nhiệm vụ của con tàu là tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống vi sinh vật cổ đại. Sau mấy ngày quan sát kỹ chuyến hạ cánh, nhóm phụ trách đã chia sẻ video này tại một cuộc họp báo.

NASA công bố video ‘nổi da gà’ của tàu đổ bộ xuống sao Hoả  

Sáu camera màu được gắn vào các vị trí để ghi lại quá trình còn tàu trị giá 3 tỷ USD đi vào khí quyển sao Hoả, hạ thấp độ cao rồi đáp xuống, nhìn từ dưới lên và từ trên xuống ở nhiều góc khác nhau. Có một camera trục trặc, còn lại đều hoạt động tốt.

Microphone duy nhất bật lên trong lúc hạ cánh đã bị hỏng, nhưng NASA đã thu được một số âm thanh sau khi con tàu đáp xuống. Đó là tiếng gầm của động cơ và gió giật.

Các nhân viên điều hành chuyến bay rất phấn khích với hàng ngàn bức ảnh được gửi về, cùng như tình trạng rất tốt của con tàu thăm dò lớn nhất và nhiều tính năng nhất mà NASA đưa lên.

Con tàu sẽ có 2 năm để khám phá đồng bằng sông khô hạn và khoan vào đá để tìm sự sống có thể có từ 3-4 tỷ năm trước. Các mẫu nghiên cứu sẽ được để dành để đưa về Trái đất trong chục năm nữa.

Curiosity - tàu thăm dò mà NASA đưa lên sao Hoả năm 2012 – chỉ thu được những hình ảnh nhiễu và giật cục, chủ yếu về địa hình. Curiosity vẫn đang hoạt động. Tàu đổ bộ InSight cũng vẫn hoạt động, dù bị cản trở vì các tấm pin năng lượng mặt trời phủ đầy bụi.

Theo AP


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags

NASA

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại