‘Nàng tiên cá’ 300 tuổi ở đền Enjuin Nhật Bản là đồ giả

Trà Khánh |

Khi tiến hành chụp X-quang và CT xác ướp “nàng tiên cá” gần 300 năm ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã vô tình phát hiện ra nguồn gốc thật sự của sinh vật này.

Theo Live Science , các nghiên cứu mới về xác ướp "nàng tiên cá" được thờ trong ngôi đền Enjuin ở thành phố Asaguchi, tỉnh Okayama (Nhật Bản) hoàn toàn trái ngược với những gì các nhà khoa học từng kỳ vọng.

Với sự đồng ý của trụ trì đền Enjuin, tháng 2/2022, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học và Nghệ thuật Kurashiki (KUSA) đã tiến hành phân tích xác ướp “nàng tiên cá” gần 300 năm tuổi bằng các công nghệ hiện đại.

Thông qua việc chụp X-quang và CT (chụp cắt lớp vi tính) cũng như xác định niên đại sinh vật bằng xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ và giải mã DNA, nhóm nghiên cứu KUSA hy vọng có thể hy vọng có thể tìm thấy câu trả lời cho nguồn gốc của “nàng tiên cá”.

‘Nàng tiên cá’ 300 tuổi ở đền Enjuin Nhật Bản là đồ giả - Ảnh 1.

Xác ướp "nàng tiên cá" được thờ trong ngôi đền Enjuin. (Ảnh: Asahi Shimbun)

Theo như công bố của đền Enjuin, xác ước “nàng tiên cá” đang được thờ cúng ở ngôi đền này suốt 40 năm qua có chiều dài 30,5cm, theo một bức thư cổ đi kèm sinh vật này được ngư dân bắt được trong khoảng thời gian từ năm 1736 và 1741.

Trong báo cáo về kết quả nghiên cứu được KUSA công bố ngày 7/2, “nàng tiên cá” ở đền Enjuin lại có nguồn gốc khác xa những gì nhóm nghiên cứu từng nghĩ trước đó.

Cụ thể, kết quả cho thấy phần thân của “nàng tiên cá” không thuộc về bất kỳ loài linh trưởng nào mà chủ yếu được làm từ vải, giấy và bông được giữ với nhau bằng các chốt kim loại chạy từ cổ xuống lưng. Nó cũng được phủ một lớp sơn bằng hỗn hợp cát và than củi để tạo cảm giác nhìn giống như một xác ướp.

Ngoài ra phần thân “nàng tiên cá” được đắp lên bởi các bộ phận từ các động vật khác như lông và da cá của động vật có vú, có thể là từ một con cá nóc với các bộ phận như cánh tay, vai, cổ và má. Hàm và răng của “nàng tiên cá” cũng có khả năng được lấy từ một loài cá săn mồi và móng vuốt của nó được làm từ chất sừng, có nghĩa là chúng có thể đến từ một loài động vật có thật nhưng không thể xác định được loài nào.

‘Nàng tiên cá’ 300 tuổi ở đền Enjuin Nhật Bản là đồ giả - Ảnh 3.
‘Nàng tiên cá’ 300 tuổi ở đền Enjuin Nhật Bản là đồ giả - Ảnh 4.

Ảnh chụp X-quang và CT của xác ướp "nàng tiên cá" ở đền Enjuin bốc trần sự thật về truyền thuyết về sinh vật này. (Ảnh: KUSA)

Nửa dưới của “nàng tiên cá” được lấy từ một loài cá, có khả năng là một loài cá đù - một họ cá thuộc bộ Cá vược sống ngoài biển và phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Các nhà nghiên cứu KUSA không thể xác định bất kỳ DNA hoàn chỉnh nào của “nàng tiên cá”, nhưng việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ từ vảy cho thấy chúng có thể có niên đại từ đầu những năm 1800.

Báo cáo của KUSA kết luận rằng “nàng tiên cá” ở đền Enjuin rất có thể được tạo ra để lừa người dân tin vào sự tồn tại của tiên cá và khả năng chữa bệnh được của loài này. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng những kẻ đứng đằng sau việc này cũng đã bỏ không ít công sức để tạo nên sinh vật mà họ gọi là “nàng tiên cá”.

Cũng theo Live Science hiện có 14 "nàng tiên cá" khác nhau được tìm thấy trên khắp Nhật Bản và nhóm hiện hy vọng sẽ phân tích những người khác để so sánh.

(Nguồn: Live Science)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại