Vốn bản tính ưa khám phá những vùng đất mới, tò mò những điều chưa biết đã thúc đẩy con người liên tục đi tìm hiểu, nghiên cứu, du lịch mạo hiểm đủ mọi ngóc ngách trên thế giới. Nhiều vùng đất dù cho khắc nghiệt, khô cằn, lạnh giá cũng đã có bước chân con người đặt tới, thậm chí còn trở thành khu du lịch/ khu dân cư, một trong số đó là Nam Cực.
Trong những năm gần đây số lượng người đi đến miền cực Nam của Trái Đất ngày càng tăng, bao gồm: các nhà khoa học, thuỷ thủ, người săn cá voi và cả khách du lịch:
Hai nước Chile và Argentina lần lượt có 2 thị trấn nhỏ trên lục địa này là Villa Las Estrellas và Esperanza Base. Đây cũng là điểm xuất phát hành trình du lịch Nam Cực của nhiều du khác
Nhiều quốc gia chọn Nam Cực là nơi đặt đường băng tiếp máy bay, sử dụng tuyết hoặc băng cho việc xây dựng
Buổi hòa nhạc thường niên dành cho dịp năm mới, được gọi là Ic Breed và nó được tổ chức tại McMurdo Station, Nam Cực
Trạm nghiên cứu McMurdo trên Nam Cực có sân chơi bowling vào năm 1961. Trạm nghiên cứu này cũng là 1 điểm thu hút khách du lịch
Các du khách ở khu dân cư hóa trang trong ngày lễ để vui chơi và hòa nhập với dân địa phương
Còn có 2 cuộc đua chạy marathon hàng năm được tổ chức ở Nam Cực đó: The Antarctic Ice Marathon và 100K Ultra Race
Một vài thời điểm trong năm, con người có thể bơi ở vùng biển Nam Cực
Ngắm cá voi là 1 trong những hình thức du lịch phổ biến
Các nhà nghiên cứu thường đi lặn để nghiên cứu vùng biển Nam Cực. Khách du lịch cũng có thể đăng ký để thực hiện các chuyến đi lặn như trên
Năm 2014, hai nhà nghiên cứu giấu tên đã trở “match” nhau đầu tiên trên Tinder tại Nam Cực. Tuy nhiên, vì lịch trình bận rộn nên hai người không thể hẹn hò với nhau
Những thông tin trên có thể là niềm vui với nhiều người, đặc biệt là những du khách mê thám hiểm, phiêu lưu. Dẫu vậy, việc con người ngày càng đến Nam Cực nhiều hơn lại là tín hiệu đáng buồn cho hệ sinh thái Trái Đất.
Eric Rignot - nhà khoa học chuyên nghiên cứu băng đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu của Đại học California, Irvine (UCI) đã công bố báo cáo tại Viện Khoa học Quốc gia Mỹ vào tháng 01/2019. Báo cáo cho thấy tốc độ tan băng ở Nam cực đang nhanh gấp 6 lần tốc độ hồi những năm 1980.
Các nhà khoa học sử dụng những hình ảnh được chụp từ máy bay, từ vệ tinh và giả lập máy tính để theo dõi tốc độ tan băng ở 176 khu vực tại Nam cực kể từ năm 1979. Kết quả cho thấy lượng băng mất đi gia tăng đáng kể, và được cho là dấu hiệu của tình trạng trái đất nóng lên do con người gây ra.
Chính vì nhiệt độ ở Nam Cực đang ấm dần lên, cùng những khối băng lớn bị giảm thể tích đáng kể, con người mới có thể khám phá Nam Cực “thuận lợi” hơn. Nói cách khác, Trái Đất nóng lên làm Nam Cực cũng “nóng” lên, do đó, ngưỡng nhiệt lạnh giá và thời tiết khắc nghiệt bị giảm xuống, con người "chịu đựng" tốt hơn.
Biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái ở Nam Cực - Bắc Cực và toàn cầu.
Nguồn: Brightside, PNAS.