Na Uy chi hơn 300 triệu USD xây đường hầm xuyên núi dành riêng cho tàu thủy

Nguyễn Hằng |

Dự án đường hầm quy mô lớn này dự kiến có chi phí 314 triệu USD, chạy qua bán đảo Stad nằm ở phía tây nam của Na Uy.

Đường hầm xuyên núi dự kiến có sức chứa khủng, cho phép khoảng 70 đến 120 tàu thủy cỡ lớn đi qua mỗi ngày.

Dự án đường hầm quy mô lớn này dự kiến có chi phí 314 triệu USD, chạy qua bán đảo Stad nằm ở phía tây nam của Na Uy. Đây được coi là khu vực "tử thần" với rất nhiều tàu bè vì là nơi gió lộng, hẹp và có địa hình rât hiểm trở.

Na Uy chi hơn 300 triệu USD xây đường hầm xuyên núi dành riêng cho tàu thủy - Ảnh 1.

Đường hầm sẽ giúp các tàu thủy di chuyển dễ dàng và an toàn hơn. Ảnh: Inhabitat

Việc xây dựng đường hầm thay vì kênh đào giúp hạn chế được những thiệt hại về môi trường. Đường hầm được công ty kiến trúc nổi tiếng Snøhetta thiết kế, cho phép tàu chở hàng và chở khách với trọng tải lên đến 16.000 tấn đi xuyên qua, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi đi qua bán đảo Stad.

Trong thực tế, kể từ thế chiến II (năm 1945) tới nay, có 46 vụ đắm tàu và 33 nạn nhân xấu số tử vong ở khu vực vùng nước hẹp xung quanh bán đảo.

Na Uy chi hơn 300 triệu USD xây đường hầm xuyên núi dành riêng cho tàu thủy - Ảnh 2.

Dự án đường hầm có thể mất tới 12 năm mới hoàn thành.

Đường hầm trong dự án được kỳ vọng là sẽ giúp những con tàu tránh gió và di chuyển an toàn hơn cuối cùng cũng có quyết định xây dựng sau nhiều năm tranh cãi. Theo dự kiến, dự án được cho là phải mất tới 12 năm để hoàn thành.

Xem video:

Dự án tàu thuỷ đi xuyên núi tại Na Uy

Theo chia sẻ của giới chức địa phương, dự án xây đường hầm cao 45 m, rộng 36 m và dài 1,6 km sẽ khởi công vào năm sau và dự kiến chính thức đi vào hoạt động năm 2029.

Na Uy chi hơn 300 triệu USD xây đường hầm xuyên núi dành riêng cho tàu thủy - Ảnh 4.

Đường hầm có thể giúp thay đổi cục diện giao thông đường thủy ở Na Uy. Ảnh: Stad Skipstunnel

Thực tế cho thấy, để xây dựng một đường hầm xuyên núi ở một khu vực có địa hình "khắc nghiệt" như bán đảo Stad ở Na Uy là không hề dễ dàng.

Đường hầm sẽ được xây bằng phương pháp nổ đất và khoan sâu thông thường khoảng 17 km xuyên qua ngọn núi ở chân bán đảo. Đất đá thu sau vụ nổ sẽ được tái sử dụng để xây công trình thương mại ở khu vực xung quanh.

Dự án đường hầm xuyên núi cho tàu thủy đầu tiên trên thế giới hoàn thành sẽ trở thành một minh chứng phi thường khác của Na Uy trong lĩnh vực giao thông, sau đường hầm Laerdahl dài nhất thế giới dành cho ô tô với 24,5 km.

Nguồn: Inhabitat, Newshub

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại