Mỹ vừa xích lại gần Iran, Nga giật mình sợ bị "hớt tay trên"

Lâm Nguyễn |

Nhà ngoại giao người Ấn Độ cho rằng, với Iran, "Mỹ đã cố tình công bố quyết định mang tính bước ngoặt mà cộng đồng thế giới sẽ không thể lơ là".

Bộ Năng lượng Mỹ vừa ký kết hợp đồng mua 32 tấn nước nặng, với tổng trị giá 8,6 tỉ USD từ Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran.

Hiện tại, sản lượng nước nặng của Cananda và Ấn Độ đã gần đủ để đáp ứng các nhu cầu phi hạt nhân hiện tại của thế giới, nhưng lần này Mỹ lại chọn nhân tố mới nhất, vừa gia nhập cuộc chơi, làm nhà cung cấp chính cho mình.

Nhà ngoại giao Ấn Độ Bhadrakumar nhận định, quyết định quan trong này của Mỹ bản thân nó đã là một tuyên bố lớn về địa chính trị, thể hiện cách mà nhìn của Mỹ về Iran tại Trung Đông.

Ông MK Bhadrakumar từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong ngành ngoại giao Ấn Độ suốt 29 năm qua. Ông từng là Đại sứ Ấn Độ ở Uzbekistan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Bhadrakumar dự đoán, rất có thể, Mỹ đang "nhăm nhe" việc hợp tác sâu hơn với nhà máy sản xuất nước nặng lớn của Iran Arak, nay đang được cơ cấu thành một trung tâm nghiên cứu công nghệ và khoa học quốc gia.

Đáng chú ý, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Mohammed Zarif mới đây cũng đã thảo luận để tìm ra biện pháp "thân thiện" nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại với những công ty không chịu cấm vận của Tehran.

Theo đó, Washington sẽ mở cửa cho Iran hưởng toàn bộ quyền lợi từ thỏa thuận hạt nhân lịch sử, bao gồm cả quyền tiếp cận những tài khoản bị đóng băng ở các ngân hàng quốc tế.

Ông Bhadrakumar đánh giá, những diễn biến trên cho thấy, chính phủ Obama đang cố gắng cải thiện quan hệ với Tehran, còn Iran dường như cũng sẵn sàng mở rộng cửa chào đón hợp tác từ phía Mỹ, dù rằng cả hai bên đều hiểu họ vẫn sẽ còn tiếp tục bất đồng.

Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, vốn đang trông chờ cam kết rõ ràng từ phía Washington để Iran tái hòa nhập với phương Tây, rất thỏa lòng, song Nga "đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo".


Tổng thống Iran tại nhà máy nước nặng lớn của Iran Arak.

Tổng thống Iran tại nhà máy nước nặng lớn của Iran Arak.

Bình luận về chuyến đi mới đây của Tổng thống Obama đến Ả Rập Xê-Út, báo Nga Sputnik cho rằng Mỹ thực chất đang củng cố một “liên minh chống Tehran mới” bao gồm các nước vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Israel.

Nhật báo Nga Kommersant thì lo ngại, bất đồng giữa Tehran và Moscow “sẽ chỉ ngày càng sâu sắc thêm”, và Nga sẽ mất đi vị thế "bạn làm ăn" chính với Iran vào tay phương Tây, bắt đầu là từ lĩnh vực dầu mỏ.

"Các doanh nghiệp Nga đã mất thế độc quyền của mình ở thị trường Iran, bởi sự đổ bộ của các công ty châu Âu và Mỹ. Tehran không dành bất cứ ưu đãi nào cho các đồng minh Nga. Những thành tựu trong quá khứ không được đếm xỉa tới và cạnh tranh trong thị trường dường như đã bắt đầu lại từ đầu".

Thêm vào đó, việc Mỹ quyết định gia nhập thị trường điện hạt nhân với Iran và khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ hợp tác với Iran đã tấn công lợi ích sống còn của Nga.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi Moscow xem những động thái này là màn dạo đầu cho cái bắt tay chiến lược rộng hơn giữa Mỹ và Iran", ông Bhadrakumar kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại