Mỹ trừng phạt "cây cầu" của ông Putin tới Crimea

Đỗ Quyên |

Bộ Tài chính Mỹ ngày 1-9 thông báo một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì vẫn "tiếp tục ủng hộ phe ly khai ở Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014".

Lệnh trừng phạt được thông báo giữa lúc binh lính Nga tiếp tục tập trung tại biên giới với Ukraine – nơi họ đang tiến hành một cuộc tập trận quân sự.

Cũng không rõ có phải là một sự trùng hợp hay không nhưng lệnh trừng phạt này được đưa ra sau khi các hacker Nga bị cáo buộc xâm nhập máy tính của các tổ chức đảng Dân chủ ở Mỹ và sau đó phá hoại cơ sở dữ liệu bỏ phiếu bang của Mỹ.

Trong tuyên bố về lệnh trừng phạt, ông John Smith, quyền giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài, Bộ Tài chính Mỹ (OFAC) nói rằng các biện pháp trừng phạt mới này liên quan tới hành động của Tổng thống Nga Putin ở Ukraine.

“Nga tiếp tục gây bất ổn ở miền đông Ukraine bất chấp các cam kết Minsk" – ông Smith nhấn mạnh.

Ngày 1-9, tòa án quận Pechersky tại thủ đô Kiev - Ukraine đã phát lệnh bắt giữ Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu. Lệnh bắt giữ này nhằm đáp ứng yêu cầu của Viện Tổng công tố Ukraine và sẽ hết hiệu lực vào ngày 26-2-2017.

Viện công tố quân sự Ukraine khởi tố hình sự chống lại ông Shoigu và 17 quan chức cấp cao của Nga hôm 22-8, với cáo buộc chống lại an ninh quốc gia của Ukraine.

Trong số những người bị khởi tố, ngoài bộ trưởng quốc phòng Nga còn có cố vấn tổng thống và cựu Đại diện toàn quyền tổng thống tại vùng liên bang Crimea.

Danh sách trừng phạt gồm 37 cá nhân và tổ chức cố tình vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga.

Thêm vào đó 17 người Ukraine phe ly khai cũng nằm trong danh sách trừng phạt, 11 người trong số này thuộc chính quyền Crimea sau khi bán đảo sáp nhập vào Nga năm 2014.

Tổng cộng 18 công ty Nga hoạt động ở Crimea, gồm cả doanh nghiệp hàng hải và quốc phòng, cũng có tên trong danh sách.

OFAC cũng thêm các nhà thầu đa phương của tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vào danh sách trừng phạt.

Công ty xây dựng Mostotrest và SGM-Most – vốn đang xây dựng một cây cầu nối Nga với Crimea, cũng bị trừng phạt.

Trong khi đó, công ty công nghệ OMZ bị trừng phạt vì liên quan tới ngân hàng Gazprombank – vốn nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ từ năm 2014.

“Bộ Tài chính Mỹ đứng về phía các đối tác trong việc lên án Nga vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục trừng phạt những người đe dọa hòa bình, an ninh và chủ quyền Ukraine” – ông Smith khẳng định.

Thông báo trừng phạt này đến giữa lúc Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp diễn ra vào tuần tới quy tụ các lãnh đạo của những quốc gia phát triển hàng đầu trong đó cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và ông Putin đều tham dự. Hai bên dự kiến sẽ có các cuộc gặp bên lề.

Trong khi đó, cũng trong ngày 1-9, Đài Radio Free Europe/Radio Liberty đưa tin các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ tiếp tục duy trì thêm 6 tháng nữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại