Mỹ-Trung dồn dập có động thái ở kênh Ba Sĩ: Xuất hiện điểm nóng trên biển mới?

Thu Ngọc |

Sự căng thẳng giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới ngày càng thể hiện rõ rệt.

Mỹ 13 lần điều máy bay qua eo Ba Sĩ

Thứ Sáu tuần trước là ngày thứ 13 liên tiếp, Mỹ đã điều máy bay quân sự để thực hiện hoạt đông trinh sát ở kênh Ba Sĩ ngay phía nam Đài Loan trước khi bay đến Biển Đông.

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng đang triển khai nhiều hoạt động trong khu vực. Hàng chục máy bay chiến đấu của PLA, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, đã tiếp cận phía tây nam của khu vực nhận dạng phòng không Đài Loan và bay vào kênh Ba Sĩ để tiến về phía Biển Đông hồi tháng trước.

Đây là những diễn biến mới nhất trong cuộc cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo Sáng kiến ​​Khai thác Biển Đông, một tổ chức nghiên cứu có quan hệ với Đại học Bắc Kinh, Mỹ đã cử 6 máy bay trinh sát cỡ lớn và 2 tàu tiếp nhiên liệu thực hiện nhiệm vụ hôm thứ Sáu vừa qua. Tổ chức này cho biết các máy bay bắt đầu bay trên vùng biển gần eo biểu Ba Sĩ vào khoảng nửa đêm thứ Năm.

Kênh Ba Sĩ nằm giữa giữa đảo Y’Ami (Philippines) và Đảo Phong Lan (Đài Loan), và đã trở thành một tuyến đường thủy quan trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi tiến nhiệm vụ hôm thứ Sáu, một máy bay Mỹ được cho là đã bay trong khu vực Ba Sĩ để tìm dấu hiệu hoạt động của tàu ngầm Hải quân PLA. Máy bay này đã bay trước cả nhóm tàu chiến di chuyển vào kênh Ba Sĩ. Tàu chiến USS Ronald Reagan, USS Nimitz và 4 tàu chiến khác đang tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Philippines ngay sát Biển Đông.

"Tàu chiến USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tiến hành các nhiệm vụ kép trên biển Philippines. Các tàu và máy bay được giao cho cả hai nhóm tấn công bắt đầu phối hợp hoạt động trong vùng biển quốc tế vào ngày 28/6", Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ cho biết.

Tàu sân bay thứ ba USS Theodore Roosevelt cũng được báo cáo đang hoạt động trong khu vực.

Trung Quốc cũng không chịu kém

Vào ngày 28/ 6, khi các hoạt động diễn tập của lực lượng hải quân Mỹ bắt đầu, tờ China Daily đã đăng ảnh các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc thực hiện huấn luyện cất cánh và hạ cánh lần đầu tiên trên tàu Sơn Đông, con tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo.

Các bức ảnh được cho là chụp từ các hoạt động thử nghiệm trên biển của Sơn Đông nhưng không rõ liệu chúng có phải là các thử nghiệm được tiến hành ở phía bắc của biển Hoàng Hải hồi tháng 5 hay không. Tuy nhiên, PLA gần đây cũng đang triển khai một số hoạt động trong khu vực.

Nhật Bản cũng đã thông báo một tàu ngầm PLA đã hoạt động ở vùng nước gần Nhật Bản hướng ra Biển Đông - có thể là qua kênh Ba Sĩ. Động thái này có thể nhằm thăm dò khả năng chống tàu ngầm của Nhật Bản và Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, phía Nhật Bản dự đoán.

Vài ngày sau, 3 tàu chiến của PLA, bao gồm một tàu ​​khu trục tên lửa dẫn đường, được báo cáo đã đi qua vùng biển Nhật Bản. PLA gần đây cũng đã tiến hành tập trận kéo dài 5 ngày gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Các chuyên gia quân sự cho biết, cả Washington và Bắc Kinh đều đang huy động 1 lực lượng quân sự đông đảo khác thường tại khu vực nhưng mục đích của các động thái này khác nhau.

Ông Alexander Huang Chieh-cheng, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế tại Đại học Tam Khang, Đài Bắc, nói rằng Mỹ đang duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài như một cách thức để diễn tập cho lực lượng quân đội của nước mình và củng cố lợi ích quốc gia.

Trong khi đó, PLA đang nỗ lực thể hiện sức mạnh như một chiến thuật để ngăn chặn kẻ thù chiếm giữ hoặc đi qua các khu vực trê đất liền, biển hoặc trên không. "Cả hai nước Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực khi cuộc cạnh tranh chiến lược đang trở nên ngày càng căng thẳng, nếu không muốn nói leo thang", ông Huang nói.

Ông Huang nói rằng nếu cần thiết, Mỹ có thể duy trì sự hiện diện dày đặc của lực lượng hải quân và không quân trong khu vực. Tuy vậy, điều này sẽ trở thành một thách thức lớn cho phía Mỹ nếu triển khai như vậy trong một khoảng thời gian kéo dài và liên tục, ông Huang nói thêm.

Đứng giữa hai siêu cường, chính quyền của bà Thái Anh Văn nên kiềm chế không nên thực hiện bất kỳ động thái nào được coi là khiêu khích chính quyền đại lục, ám chỉ tới mối quan hệ thân thiết giữa Mỹ và Đài Loan luôn khiến Bắc Kinh khó chịu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại