Mỹ thành công trong nỗ lực thoát Nga

Ngọc Hòa |

Sáng 28/5 (giờ Việt Nam), tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX (Mỹ) sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã hạ cánh thành công xuống bãi đáp trên biển.

Theo nguồn tin được SpaceX công khai, tên lửa Falcon 9 được phóng lên ở mũi Canaveral (bang Florida) lúc 17h40 chiều 27/5 (khoảng 4h40 ngày 28/5 giờ VN).

Sau khi đưa thành công vệ tinh truyền hình Thaicom 8 của Thái Lan vào quỹ đạo cách trái đất 35.888 km, Falcon 9 đã quay về lại, và hạ xuống dàn đáp mang tên Of Course I Still Love You.

Được biết, đây là lần thứ ba, tên lửa Falcon 9 sau khi phóng đi đã quay về hạ xuống dàn đáp trên biển thành công từ đầu năm 2016 đến nay, hai lần trước đó diễn ra vào tháng 4 và đầu tháng 5/2016.

Với thành công trong lần phóng ngày 28/5, chương trình thu hồi và tái sử dụng tên lửa đẩy của SpaceX, do tỉ phú Elon Musk sáng lập, thêm nhiều tự tin.

Mỹ thành công trong nỗ lực thoát Nga  - Ảnh 1.

Tên lửa Falcon 9 sau khi hạ cánh thành công.

Việc hạ cánh thành công bằng bãi đỗ trên biển được coi là thành công mang bước tiến lịch sử không chỉ của SpaceX mà đối với cả thế giới. Vậy tại sao SpaceX chỉ thứ nghiệm cho tên lửa Falcon 9 hạ cánh trên biển?

Hạ cánh một tên lửa xuống một xà lan nổi trên biển khó hơn rất nhiều so với việc hạ cánh xuống mặt đất bằng. Bản thân mặt nước biển luôn chuyển động, có nghĩa là bạn sẽ phải cho một tên lửa đang không ổn định đáp xuống một bệ đỡ cũng không hoàn toàn ổn định.

Khi hạ cánh, sẽ có rất nhiều việc diễn ra không như dự kiến, và bạn sẽ phải cố để hạn chế các biến số, vốn đang liên tục thay đổi. Đầu tiên, chỉ đơn giản vì lý do an toàn, khi tên lửa có thể cách xa các khu vực đông dân cư.

Hơn nữa, hạ cánh trên biển giúp SpaceX tối ưu được lượng nhiên liệu cần nạp cho tên lửa.

Để trở về trái đất và hạ cánh thành công, Falcon 9 sử dụng số nhiên liệu còn lại sau lần cất cánh để kích hoạt động cơ, điều chỉnh tốc độ cũng như tái định hướng tên lửa vào đúng vị trí để xâm nhập bầu khí quyển và sau đó là hạ cánh.

Lượng nhiên liệu cần cho hai kiểu hạ cánh này rất khác nhau và có liên quan tới cách phóng Falcon 9. Tên lửa không đi vào không gian theo đường thẳng đứng mà theo một một đường vòng cung và rời bệ phóng.

Do vậy, tên lửa phải đi một quãng đường rất dài để có thể trở về bãi hạ cánh. Nó phải giảm dần tốc độ khi hướng tới bãi hạ cánh, quay ngược lại và sau đó xoay thẳng đứng để hạ cánh. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.

Hạ cánh trên biển đơn giản hơn. Xà lan không người lái của SpaceX có thể tự xác định điểm hạ cánh lý tưởng để đón tên lửa trở về mặt đất. Điều này làm giảm quãng đường tên lửa cần di chuyển cũng như giảm lượng nhiên liệu mà động cơ Falcon 9 cần dùng cho việc hạ cánh.

Mọi nỗ lực của SpaceX đều nhắm tới mục đích tiết kiệm chi phí cho các chuyến du hành vũ trụ. Hiện tại, hầu hết tên lửa bị phá hủy hoặc mất tích sau khi được phóng vào không gian, các cơ quan hàng không vũ trụ luôn phải chế tạo tên lửa mới cho mỗi nhiệm vụ.

SpaceX hy vọng tái sử dụng được càng nhiều tên lửa càng tốt nhằm giảm chi phí chế tạo tên lửa mới. Chế tạo Falcon 9 cần 60 triệu USD và 200.000 USD chi phí cho nhiên liệu nên theo Chủ tịch SpaceX, tái sử dụng tên lửa sẽ giúp giảm khoảng 30% chi phí phóng tên lửa.

Clip tên lửa Falcon 9 hạ cánh thành công hôm 27/5

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại