Cho đến nay, ánh sáng vẫn là thứ nhanh nhất trong toàn bộ vũ trụ. Việc cố gắng nắm bắt nó trong khi đang di chuyển nhẹ nhàng là một thách thức.
Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học đã làm được việc này. Các nhà nghiên cứu từ INRS ờ Pháp và Viện Công nghệ California (Mỹ) đã giới thiệu T-CUP - camera nhanh nhất thế giới, có khả năng chụp 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây.
Ánh sáng do camera T-CUP chụp.
Nguyên tắc hoạt động của camera T-CUP.
Thực tế, camera này nhanh đến mức có thể làm đóng băng thời gian. Chiếc camera mang tính chất cách mạng được các nhà khoa học chế tạo bằng công nghệ nhiếp ảnh nén cực nhanh (CUP).
Hệ thống CUP.
CUP có khả năng chụp 100 tỷ khung hình mỗi giây. Bằng cách ghi đồng thời một hình ảnh tĩnh và toán học phức tạp, các chuyên gia có thể tái tạo lại thành 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây.
Quay chậm anh sáng di chuyển.
"Chúng tôi sử dụng dụng cụ biến đổi Radon để thu được hình ảnh chất lượng cao trong khi ghi hình 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây" - đồng tác giả nghiên cứu Lihong Wang cho biết.
Nhưng các chuyên gia sẽ không dừng lại ở đó vì họ đã có công nghệ cần thiết để tăng tốc độ lên tới một phần ngàn triệu triệu khung hình mỗi giây. Họ đã nhìn ra khả năng làm được như vậy.
Nguồn bài và ảnh: Curiosmos