Mỹ "liều mình" điều tàu chiến tới biển Đen, bất chấp đe dọa của Nga

Anh Tú |

Nga vẫn luôn coi bất kỳ sự hiện diện nào của tàu hải quân Mỹ ở Biển Đen là một hành động xâm nhập kể từ sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014.

Ngày 6/1, tàu đổ bộ USS Fort McHenry đã vượt qua Eo biển Dardanelles trên hành trình đến biển Đen, khiến nó trở thành tàu Hải quân Mỹ đầu tiên đi vào khu vực căng thẳng kể từ sau vụ việc biên phòng Nga bắt giữ ba tàu Hải quân Ukraine ở Eo biển Kerch hồi cuối tháng 11/2018.

Các quan chức hải quân Mỹ cho biết, Fort McHenry đang thực thi một chiến dịch theo kế hoạch thường lệ trên biển Đen. Đây cũng là tàu Hải quân Mỹ đầu tiên đi vào Biển Đen kể từ tháng 8/2018, thời điểm khi USS Carney - tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu vận tải nhanh USNS Carson City hoạt động trong khu vực theo từng sứ mệnh riêng rẽ.

"Chúng tôi thường xuyên hoạt động ở Biển Đen phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Montreux và sẽ tiếp tục thực hiện như vậy", Kyle Raines, phát ngôn viên Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết. "Chúng tôi cũng tiếp tục kêu gọi Ukraine và Nga tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề tranh chấp của họ."

Mỹ liều mình điều tàu chiến tới biển Đen, bất chấp đe dọa của Nga - Ảnh 1.

Tàu biên phòng Nga truy đuổi tàu Hải quân Ukraine. Ảnh: RT

Fort McHenry là tàu vận tải được trang bị các vũ khí phòng thủ như súng máy, pháo hạng nhỏ và hệ thống chống tên lửa tầm ngắn. Nó có rất ít khả năng tấn công.

Nga vẫn luôn coi bất kỳ sự hiện diện nào của tàu hải quân Mỹ ở Biển Đen là một hành động xâm nhập kể từ sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Michael Petersen - Giám đốc Viện nghiên cứu Hàng hải Nga của trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ thì việc duy trì tuần tra Biển Đen sau sự cố trên Eo biển Kerch giữa Kiev và Moscow là việc làm rất quan trọng để thể hiện cam kết bảo vệ các đối tác "chống lại sự xâm lược của Nga".

Mỹ và các đồng minh NATO đã tố cáo Nga nổ súng vào ba tàu hải quân Ukraine gần Biển Azov và bắt giữ 24 thành viên phi hành đoàn nhưng chưa áp dụng biện pháp nào cụ thể trực tiếp chống lại Nga.

Ukraine không phải là thành viên NATO, vì vậy ông Petersen cho rằng các quốc gia đồng minh không bắt buộc phải bảo vệ nước này trước "hoạt động gây hấn" của Nga.

Trực thăng Nga được điều động tới hiện trường xung đột

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại