Mỹ leo thang cuộc chiến thương mại lên 'gói 200 tỉ USD', ai thực sự thiệt hại?

Thu Hằng |

Tổng thống Trump đã quyết định áp gói thuế quan trị giá 200 tỉ USD lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những đòn kinh tế nặng nề nhất từng được một tổng thống Mỹ áp dụng.

Tờ The Washington Post ngày 15/9 dẫn lời hai nhân vật được thông báo về quyết định của Tổng thống cho biết thông tin trên. Một thông báo chính thức dự kiến sẽ được đưa ra trong vòng vài ngày tới, nguồn tin giấu tên cho hay.

Theo đó, các mức thuế mới sẽ áp dụng cho hơn 1.000 sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm từ tủ lạnh, máy lạnh, đồ nội thất, tivi đến đồ chơi. Những đòn trừng phạt này được dự báo chắc chắn sẽ làm tăng giá cả của một loạt các sản phẩm trước mùa mua sắm ở Mỹ.

"Gậy ông lại đập lưng ông"?

Hãng Apple cho biết, các sản phẩm Apple Watch, AirPods, MacMini và một loạt các bộ sạc và bộ điều hợp sẽ bị kẹt trong cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung.

"Mối quan tâm của chúng tôi đối với các mức thuế này là nước Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ảnh hưởng đến tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của Mỹ cũng như khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ phải chịu giá cao hơn", công ty cho biết. "Gánh nặng của các mức thuế được đề xuất sẽ đè nặng vào Mỹ hơn nhiều so với vào Trung Quốc", Apple cảnh báo.

Việc Tổng thống Trump quyết định áp đặt mức thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc hầu như chắc chắn sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng Mỹ phải chịu giá cao hơn khi mua sắm.

Mức thuế này được các công ty của Mỹ thanh toán cho những sản phẩm họ nhập khẩu về từ Trung Quốc, và trên thực tế, họ lấy chi phí trả thuế từ việc tăng giá hàng hóa cao hơn để người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu.

Mỹ nhập khẩu khoảng 500 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc mỗi năm, và kết hợp với những loại thuế hiện hành, đề xuất trừng phạt mới sẽ đánh lên một nửa số hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc mỗi năm.

Mức thuế suất 10% thực ra đã giảm mạnh so với kế hoạch ban đầu của ông Trump là áp dụng mức thuế 25% cho tất cả các hàng nhập khẩu trong danh mục chịu thuế. Mặc dù vậy, tác động của nó chắc chắn sẽ dễ dàng được hàng triệu người tiêu dùng Mỹ cảm nhận.

Phát ngôn viên Nhà Trắng ngày 15/9 đã không trả lời ngay lập tức một yêu cầu bình luận của tờ Washington Post về thông tin "gói 200 tỉ USD".

Trước đó, hôm 14/9, phát ngôn viên Nhà Trắng Lindsay Walters nói: “Tổng thống đã nói rõ rằng ông và chính quyền của ông sẽ tiếp tục hành động để giải quyết các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc. Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc giải quyết các mối quan tâm lâu dài do Hoa Kỳ đưa ra. ”

Chiến thuật "nỗi đau kinh tế"

Các cố vấn hàng đầu của Trump đã tập hợp thống nhất đằng sau nỗ lực của Tổng thống nhằm thúc đẩy Trung Quốc thay đổi các tập quán kinh tế, nhưng họ lại bị chia rẽ về các chiến thuật của Tổng thống. Một số người đã ủng hộ một cách tiếp cận ngoại giao thận trọng hơn.

Mỹ leo thang cuộc chiến thương mại lên gói 200 tỉ USD, ai thực sự thiệt hại? - Ảnh 2.

Một tàu container của A.P. Moller-Maersk đậu tại cảng nước sâu Yangshan ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg


Trong khi đó, Tổng thống Trump đã phát đi tín hiệu rằng ông tin chỉ có mối đe dọa về nỗi đau kinh tế thực sự mới đẩy Bắc Kinh đến những thay đổi lớn. Gần đây ông Trump tự hào rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang phải chịu đựng "nỗi đau" vì phong cách cứng rắn của mình.

Nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc Trung Quốc về một số thực tiễn thương mại không công bằng. Ông muốn Trung Quốc nhập khẩu thêm các sản phẩm của Mỹ, mở cửa hơn nữa cho đầu tư từ Mỹ, ngăn chặn tình trạng ăn cắp tài sản trí tuệ cùng nhiều vấn đề khác.

Các mức thuế mới được đưa ra trong bối cảnh một số cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng đang cố gắng làm giảm căng thẳng giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã lên kế hoạch khởi động lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc sớm.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ trả đũa bất kỳ sự leo thang nào trong cuộc chiến thương mại bằng những đòn trừng phạt tương xứng và động thái của ông Trump có thể thúc đẩy Bắc Kinh trả đũa.

Mỹ leo thang cuộc chiến thương mại lên gói 200 tỉ USD, ai thực sự thiệt hại? - Ảnh 4.

Tàu container đậu tại cảng Nansha, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Trong năm nay, Tổng thống Donald Trump đã nỗ lực sử dụng thuế để trừng phạt một số quốc gia, bao gồm Mexico, Nhật Bản, Canada và các thành viên của Liên minh châu Âu, với hy vọng rằng mối đe dọa của việc tăng chi phí cho sản phẩm sẽ làm họ nhượng bộ hơn trước những yêu cầu của ông.

Trước tiên, Trump áp đặt thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD hồi mùa hè. Danh sách các sản phẩm chủ yếu bao gồm thiết bị công nghiệp để tránh tác động trực tiếp đến người tiêu dùng.

Trung Quốc đáp lại bằng cách áp đặt thuế lên các sản phẩm của Mỹ như thịt bò và đậu tương, một phản ứng làm bùng nổ ngành nông nghiệp Mỹ và làm cho ông Trump và các quan chức Nhà Trắng khác tức giận.

Ông chủ Nhà Trắng phản ứng bằng cách yêu cầu các cố vấn của ông đưa ra một danh sách 200 tỷ USD cho các sản phẩm khác của Trung Quốc để trừng phạt. Gói này bao gồm nhiều sản phẩm tiêu dùng.

Và hai tuần trước, ông Trump nói rằng ông đang chuẩn bị một gói trừng phạt thứ ba lên tới 267 tỷ USD trong các hạng mục bổ sung, một danh sách có khả năng bao gồm tất cả các hàng hóa còn lại sản xuất tại Trung Quốc.

"Trong một thời gian ngắn, sự kết hợp của các chiến thuật này dường như báo hiệu rằng trừ khi và cho đến khi Trung Quốc tiến vào bàn đàm phán với những hành động quan trọng về các vấn đề mà Mỹ đang gây sức ép, Mỹ sẽ giữ áp lực thuế quan”, Claire Reade, nhà cựu đàm phán thương mại Mỹ nhận định.

"Đàm phán mà không có hành động sẽ không thực hiện được thủ thuật. Tất nhiên, câu hỏi mở là bao nhiêu hành động là đủ và liệu Trung Quốc có thể tìm được giải pháp vì lợi ích riêng của họ, mà không phải "quỳ gối" trước Mỹ".

Hoa Kỳ đã thâm hụt 233,5 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhiều giám đốc điều hành các công ty Mỹ ngày càng tin rằng tranh chấp thương mại chỉ có thể được giải quyết bằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hai nhà lãnh đạo có thể gặp nhau tại Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào cuối tháng này và dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires vào tháng 11.

Link bài viết gốc tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại