Mỹ "hy sinh" chính sách năng lượng vì quan hệ với Nga?

Thanh Bình |

Bằng cách ủng hộ Nord Stream 2, Mỹ đã nói rõ với Nga rằng họ có thể từ bỏ những luận điệu gay gắt miễn là hai nước ổn định quan hệ song phương và tạo điều kiện cho Nga tham gia vào các sáng kiến ​​quốc tế quan trọng.

Nhận định trên của chuyên gia Mateusz Piotrowski đến từ Viện các vấn đề Quốc tế Ba Lan. Trong bài viết trên tờ BiznesAlert của Ba Lan, ông đã nói về những chủ đề có thể xảy ra cho các cuộc đàm phán trong tương lai giữa Nga - Mỹ trong đó một thỏa thuận mới với Moscow về kiểm soát vũ khí chiến lược và sự tham gia tích cực hơn của nước này trong thỏa thuận hạt nhân Iran có thể được thảo luận.

Mặc dù thực tế là chính quyền Biden đã không sử dụng đầy đủ các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), và vẫn tiếp tục lập luận rằng sẽ tiếp tục phản đối việc xây dựng đường ống. Trong khi triển vọng ngừng xây dựng Nord Stream 2 ngày càng rất mỏng manh.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ có các cơ chế để ngăn chặn việc thi công dự án. Nếu không, vẫn có lối thoát hiểm dưới hình thức xử phạt người tiêu dùng gas.

Mỹ hy sinh chính sách năng lượng vì quan hệ với Nga? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, Nord Stream 2 sắp hoàn thành và việc áp đặt các biện pháp trừng phạt sẽ phản tác dụng đối với quan hệ của Mỹ với châu Âu. (Ảnh: RIA)

“Điều này cho thấy rằng các quyết định của chính quyền Mỹ bất lợi theo quan điểm của một số đồng minh sẽ không ảnh hưởng đến cách tiếp cận các lĩnh vực nhất định trong dài hạn”, ông Piotrowski cho biết.

Nhà phân tích người Ba Lan tin tưởng rằng, mong muốn của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với Đức sẽ là một tín hiệu cho các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) rằng Washington đang cho phép một số điều chỉnh trong các định hướng đã công bố trước đó trong chính sách đối ngoại của mình.

Trong một bài viết ông Piotrowski bình luận về cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov diễn ra cách đây ít lâu, trong đó người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ chỉ đề cập ở một mức độ hạn chế các vấn đề có tầm quan trọng cơ bản đối với quan hệ Mỹ - Nga, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh châu Âu.

“Ông Blinken không đề cập đến chủ đề Crimea bị chiếm đóng và tình hình ở Donbass, chỉ bày tỏ lo ngại về hoạt động hiện diện quân sự của Nga ở biên giới với Ukraine. Đồng thời, không chỉ trích Nga về câu chuyện của chính trị gia đối lập Alexei Navalny, hay về các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Mỹ và các sự cố can thiệp trước đó trong chiến dịch bầu cử. Họ không nói một lời nào về đường ống Nord Stream 2 của Nga - Đức, mặc dù chính trong cuộc họp này Bộ Ngoại giao Mỹ đã quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một số thực thể liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt”, ông Piotrowski bình luận.

Chuyên gia người Ba Lan nói thêm: “Ngoại trưởng Blinken nói rõ rằng Mỹ có thể từ bỏ những luận điệu gay gắt chống lại Nga, diễn ra trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, miễn là làm ổn định quan hệ song phương và tạo điều kiện cho Nga tham gia vào các sáng kiến ​​quốc tế quan trọng theo quan điểm của Mỹ, chẳng hạn trong thỏa thuận hạt nhân với Iran”.

Ngoài ra, ông Piotrowski cho rằng động thái lùi bước mà Mỹ đưa ra đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 phần lớn là do mong muốn cải thiện quan hệ Mỹ - Đức. Sau khi quyết định thực hiện một bước như vậy và nỗ lực lôi kéo Đức tham gia vào các hình thức hợp tác song phương - đa phương, Washington đang xây dựng một vị trí có lợi cho hợp tác tốt hơn với EU.

Đường lối như vậy chắc chắn làm tổn hại đến hình ảnh của ông Biden, người do nhượng bộ Nga đang bị các nghị sĩ công kích. Tuy nhiên, bản thân Nga cũng nói rõ rằng họ xem quyết định này là mong muốn cải thiện quan hệ song phương. Trong khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gọi quyết định của chính quyền Biden là “một bước đi mang tính xây dựng”.

Nhà phân tích tại Viện các vấn đề Quốc tế Ba Lan tin tưởng cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Nga – Mỹ là sự khởi đầu cho việc nối lại các liên hệ ngoại giao lâu dài giữa các nước. Cuộc gặp đã thể hiện rõ ràng cách tiếp cận của Mỹ đối với Nga trong trường hợp không có leo thang. Kể từ bây giờ, ông Biden sẽ cố gắng ngăn cản Nga khỏi bất kỳ hành động thù địch nào chống lại Mỹ và các đồng minh, tìm cách ổn định quan hệ song phương, đồng thời kêu gọi Nga hợp tác trong các vấn đề toàn cầu.

Theo ông Piotrowski, câu chuyện về Nord Stream 2 cho thấy chính quyền Biden sẵn sàng nhượng bộ một phần đối với Nga nếu thiệt hại tiềm tàng cho Mỹ trong trường hợp này chúng làm suy yếu các mục tiêu chính sách năng lượng của Mỹ đối với châu Âu. Trong bối cảnh đó, theo chuyên gia này, mục tiêu trong chính sách của Mỹ là đạt được thỏa thuận mới về kiểm soát vũ khí chiến lược trong quan hệ với Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại