Mỹ, Đức, Anh, Pháp chính thức quay lưng với Catalonia, Nga im lặng

A.T |

Sau khi Hội đồng lập pháp xứ Catalan đơn phương tuyên bố quyền độc lập (70 phiếu thuận, 10 phiếu chống, 2 phiếu trắng) và tách khỏi Tây Ban Nha, người dân khu vực này đã đổ ra đường ăn mừng. Tuy nhiên, sau những giây phút hào hứng đó lại là một khoảng lặng đáng sợ. Catalan đang chịu sự cô lập đáng ngại khi không một quốc gia nào lên tiếng ủng hộ họ.

Người dân Catalan đặt hy vọng rằng EU sẽ công nhận họ và Catalan được sớm trở thành một thành viên trong gia đình EU. Tuy nhiên, Chủ tịch EU Donald Tusk đã tuyên bố sẽ chẳng có gì thay đổi cả, EU sẽ tiếp tục thực hiện chính sách chỉ đối thoại với Tây Ban Nha dù ông hy vọng hai bên giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Trước đó, ngày 2.10 thì EC đã ra thông báo khẳng định cuộc trưng cầu dân ý về việc Catalan tuyên bố độc lập (hôm 1.10) là bất hợp pháp.

Các nước chủ chốt trong EU cũng đã lên tiếng phản đối. Đức chính thức tuyên bố không công nhận Catalan. "Chính phủ liên bang (Đức) không công nhận tuyên bố độc lập như vậy", phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết.

Đồng thời ông khẳng định: "Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha đang và sẽ luôn luôn là bất khả xâm phạm. Chúng tôi hy vọng rằng những người liên quan sẽ sử dụng tất cả các cơ hội sẵn có cho việc đối thoại và giảm leo thang".

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh ra tuyên bố: "Vương quốc Anh không và sẽ không thừa nhận tuyên bố độc lập đơn phương của Nghị viện Catalan. Điều này dựa trên một cuộc bỏ phiếu đã bị tòa án Tây Ban Nha tuyên bố là bất hợp pháp. Chúng tôi tiếp tục muốn thấy các quy định của pháp luật được tôn trọng, hiến pháp Tây Ban Nha được tôn trọng, và sự thống nhất Tây Ban Nha được duy trì".

Pháp còn ra thông điệp mạnh mẽ hơn. Tổng thống Emmanuel Macron hôm thứ Sáu cho biết ủng hộ hoàn toàn việc Thủ tướng Tây Ban Nha Manuel Rajoy sa thải chính quyền địa phương Catalan. Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian tuyên bố Pháp "không thừa nhận tuyên bố độc lập" của Catalan đồng thời khẳng định: Hiến pháp Tây Ban Nha "phải được tôn trọng", cũng như quan điểm: "Pháp muốn một Tây Ban Nha mạnh mẽ và thống nhất".

Bên kia đại dương, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định ủng hộ các nỗ lực của chính phủ Tây Ban Nha để nắm quyền kiểm soát. "Catalan là một phần không thể thiếu của Tây Ban Nha, và Mỹ ủng hộ các biện pháp hợp hiến của chính phủ Tây Ban Nha để giữ Tây Ban Nha mạnh mẽ và thống nhất", Heather Nauert, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cho biết. Hồi tháng 9, khi Tổng thống Donald Trump gặp Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, ông đã bình luận rằng sẽ là "ngớ ngẩn" nếu để Catalan độc lập.

Trong khi đó, Nga vẫn im lặng với tình hình tại Catalan. Chỉ có Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Liên bang, tức thượng viện Nga Konstantin Kosachev cảnh báo sẽ dễ xảy ra bạo lực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại