Mỹ đang mất dần lợi thế tàu ngầm trước Trung Quốc

Anh Minh |

Có một thực tế là các tàu ngầm Trung Quốc ngày càng dễ dàng hoạt động trong vùng nước nông của eo biển Đài Loan, trong khi đó sẽ ngày càng khó khăn hơn cho các tàu ngầm Mỹ triển khai đủ số lượng để có thể tìm kiếm và phát hiện tàu Trung Quốc.

Nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan xảy ra, thực trạng nói trên sẽ tạo ra tình huống nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ, theo nhận định của chuyên gia David Axe trên tạp chí WIB.

Tính đến đầu năm 2019, Mỹ vẫn sở hữu thứ mà đô đốc hải quân Mỹ Philip Davidson, tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, mô tả là “lợi thế phi đối xứng” trong các cuộc chiến trong lòng biển.

Nhưng Trung Quốc đang bổ sung hạm đội tàu ngầm trong khi lực lượng tàu ngầm Mỹ đang dần thu hẹp.

Tháng 12/2016, hải quân Mỹ thông báo họ cần 66 tàu tấn công để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đến đầu năm 2019, họ chỉ có trong tay 51 tàu.

Trong vài năm trở lại đây, hải quân Mỹ đã mua thêm các tàu ngầm tấn công mới lớp Virginia với tốc độ 2 chiếc/năm, hy vọng đến giữa thập niên 2020 giảm tình trạng thiếu tàu ngầm. Nhưng lực lượng tàu ngầm tấn công vẫn có thể sụt giảm về con số 42 tàu vào năm 2028 bởi các tàu ngầm lớp Los Angeles già cỗi sẽ rời hạm đội với số lượng lớn.

Mỹ đang mất dần lợi thế tàu ngầm trước Trung Quốc - Ảnh 1.

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

“Tình trạng của chúng ta hiện nay là chúng ta không thể đóng đủ tàu và bàn giao cho hải quân đúng hẹn để trám vào chỗ trống”, phó đô đốc Bill Merz nói với các thượng nghị sỹ Mỹ.

Gần đây nhất, thời điểm năm 2013, hải quân Mỹ chỉ có thể triển khai nhanh chóng 8 tàu ngầm tấn công tới tây Thái Bình Dương, theo đô đốc Cecil Haney, khi đó là tư lệnh lực lượng tàu ngầm của hạm đội Thái Bình Dương.

Sáu năm sau, con số đó còn xuống thấp hơn. Và trong vài năm tới, còn thấp hơn nữa.

Trong khi đó, Trung Quốc đang đóng thêm các tàu ngầm và triển khai thường xuyên hơn. “Hoạt động của đối thủ tiềm tàng đã tăng gấp ba lần kể từ mức năm 2008””, ông Davidson cảnh báo.

Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc sở hữu khoảng 50 tàu ngầm tấn công diesel- điện và dự kiến sớm đưa thêm nhiều tàu vào biên chế từ nay đến 2020, theo báo cáo của tình báo quân đội Mỹ (DIA) vừa mới đây.

“Trong giai đoạn 2000-2005 Trung Quốc đóng các tàu diesel lớp Minh và lớp Tống, chiếc đầu tiên thuộc lớp Nguyên (sử dụng công nghệ AIP, tức không cần không khí trên mặt biển). Bên cạnh đó, Trung Quốc mua 8 tàu lớp Kilo của Nga”, DIA nói.

“Cho dù tất cả các loài tàu nói trên đang phục vụ, chỉ có tàu lớp Nguyên tiếp tục được sản xuất. Trải qua thời gian, giảm số lớp tàu đang phục vụ sẽ giúp đơn giản hóa việc bảo dưỡng, huấn luyện và khả năng tương tác”.

Mỹ đang mất dần lợi thế tàu ngầm trước Trung Quốc - Ảnh 2.

Tàu lớp Nguyên (Type 039C)

17 tàu lớp Nguyên đang phục vụ tính ở thời điểm 2019 là loại tàu ngầm công ước tiên tiến nhất trong hải quân Trung Quốc và cũng có thể nói là loại đáng tin cậy nhất. Chúng có thể tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với các lực lượng Mỹ và Đài Loan.

“Tàu lớp Nguyên có lợi thế nhờ công nghệ lực đẩy khí độc lập (AIP) và có thể được tích hợp công nghệ tương tự trên các tàu Kilo của Nga giúp tàu chạy êm”, theo báo cáo của DIA.

“Hệ thống AIP giúp tàu ngầm có nguồn năng lượng thay thế pin hay động cơ diesel mặc dù vẫn đang lặn, gia tăng thời gian ở dưới nước, giảm nguy cơ bị phát hiện (vì sớm phải nổi lên lấy không khí)”.

Trong khi đó, eo biển Đài Loan không phù hợp với các tàu ngầm hạt nhân Mỹ (SSN) to lớn, lặn sâu.

“Các tàu SSN có nhiều lợi thế nếu so với các tàu diesel, nhưng ở vùng biển nông, năng lực của chúng bị hạn chế. Bởi lợi thế lớn của chúng chỉ có thể thể hiện ở biển sâu: khai hỏa vũ khí xong là lặn sâu với tốc độ cao để tránh bị phát hiện”, một luận văn tại Viện Hải quân Mỹ viết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại