Mỹ, Anh, Pháp được gì, mất gì sau khi không kích Syria?

Nguyễn Tiến |

Truyền thông phương Tây nhận định chiến dịch không kích Syria ngày 14/4 của liên minh Mỹ, Anh và Pháp không gây tổn thất quá nhiều cho Syria.

Vụ không kích ngày 14/4 có hiệu quả thấp hơn vụ không kích căn cứ không quân Sharyat vào tháng 4/2017 khiếnmột số chiến cơ của quân đội chính phủ Syria bị phá hủy, đường băng của sân bay bị hư hại khiến căn cứ phải ngừng hoạt động trong vài tiếng đồng hồ và SAA có tổn thất về nhân lực.

Tờ Huffington Post nói vụ không kích ngày 14/4 do liên minh Mỹ, Anh và Pháp thực hiện không thể đạt được mục tiêu ngừng các hành động của Tổng thống Syria Bashar Assad cũng như các hoạt động của Nga tại Syria, đồng thời nhiều mục tiêu quân sự của Syria không bị tấn công do được đặt dưới sự bảo trợ của quân đội Nga tại quốc gia Trung Đông này.

Mỹ, Anh, Pháp được gì, mất gì sau khi không kích Syria? - Ảnh 1.

Tên lửa phòng không của Syria đánh chặn tên lửa hành trình của liên minh Mỹ, Anh và Pháp, ngày 14/4. (Ảnh: AP)

Ngoài ra, Huffington Post còn bình luận sau vụ không kích ngày 14/4, chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad sẽ không dừng các chiến dịch tấn công các nhóm phiến quân đối lập, cũng như Nga không bị thách thức bởi vụ không kích nói trên.

Reuters đăng tải bình luận cho rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad sắp sửa giành thắng lợi trong cuộc chiến kéo dài được 7 năm và chắc chắn sẽ không dừng lại.

Trong khi đó, trước khi vụ không kích ngày 14/4 diễn ra, Matxcơva nhiều lần cảnh báo nếu tính mạng của công dân và quân nhân Nga tại Syria bị đe dọa, Nga sẽ đáp trả đích đáng – lời cảnh bảo này rõ ràng có trọng lượng khi không có tên lửa nào của Mỹ xâm nhập vào vùng phòng không của Nga.

Mỹ, Anh, Pháp được gì, mất gì sau khi không kích Syria? - Ảnh 2.

Trung tâm nghiên cứu thuốc trị ung thư của Syria tan hoang sau vụ không kích ngày 14/4. (Ảnh:Sputnik)

Bên cạnh đó, liên minh do Mỹ dẫn đầu gần như không sử dụng các loại tên lửa mới nhất bởi lý do các nước này lo ngại việc sử dụng các loại tên lửa quá mới sẽ khiến đối phương có được thông tin để xây dựng chiến lược đối phó. Việc các tổ hợp phòng không hiện đại không tham chiến trong vụ không kích ngày 14/4 cũng có lý do tương tự.

Ngoài ra, bình luận khác được Reuters đăng tải nhận định liên minh do Mỹ dẫn đầu không thể đạt được mục tiêu phô trương lực lượng trong vụ không kích Syria ngày 14/4.

Vụ không kích đáng ra phải gây thiệt hại nặng nề cho Syria lại trở thành tổn thất lớn về tiền bạc với các nước phát động vụ không kích này – theo một số ước tính sơ bộ, Washington, London và Paris mất từ 70 đến 150 triệu USD hoặc thậm chí còn nhiều hơn mà không thu được kết quả đáng kể.

Tuy nhiên, vụ không kích này vẫn rất nguy hiểm bởi trong trường hợp các bên thiếu kiềm chế hay 1 sơ suất không đáng có xảy ra làm bùng phát đối đầu quân sự trực tiếp giữa các siêu cường, Thế chiến III có thể bùng phát ngay lập tức với những hậu quả nặng nề.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại