MWG dưới góc nhìn các nhà môi giới

Sông Gianh |

Mặc dù có thể dựa trên các tiêu chí đánh giá độ rẻ của cổ phiếu như PE hay PB để xem xét, nhưng với vị thế của một kẻ thống trị kênh bán lẻ công nghệ trong khi cổ phiếu MWG vẫn chưa thể bùng nổ là điều khiến nhiều người vẫn đi tìm lời giải đáp.

Nếu so với tốc độ tăng giá chóng mặt của cổ phiếu Vinamik (mã cổ phiếu VNM) hay CotecCons (CTD) thì có lẽ cổ phiếu Thế Giới Di động (MWG) là một trường hợp đặc biệt khi nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dường như dành một sự thận trọng lớn khi quyết định đầu tư vào cổ phếu MWG.

Hiện tại giá cổ phiếu MWG chỉ mới dừng lại ở mức 100.000 đồng/cổ phiếu trong VNM lên đến 140k còn CTD thậm chí lên đến con số 170k.

Mặc dù có thể dựa trên các tiêu chí đánh giá độ rẻ của cổ phiếu như PE hay PB để xem xét, nhưng với vị thế của một kẻ thống trị kênh bán lẻ công nghệ trong khi cổ phiếu MWG vẫn chưa thể bùng nổ là điều khiến nhiều người vẫn đi tìm lời giải đáp.

4 tháng đầu năm, tổng doanh thu của công ty hơn 12.700 tỉ đồng, tăng trưởng 37% trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 82% để đạt tới con số 555 tỉ đồng.

Kết quả đó cho thấy một sự nỗ lực lớn của Thế Giới Di động bởi với thị phần khoảng 30% vào cuối năm ngoái trên phân khúc chủ lực là điện thoại di động, việc giành thêm phần bánh từ các đối thủ khác là điều rất thách thức.

Hướng đi của Thế Giới Di Động vẫn là cách cũ, đó là nhanh chóng mở rộng mạng lưới phủ sóng, nhất là ở các vùng nông thôn nhằm thôn tính thị phần từ trong tay các cửa hàng nhỏ lẻ (nhóm này hiện đang nắm tới 40% thị phần).

Trong 4 tháng đầu năm, Thế Giới Di động đã mở thêm 154 siêu thị Thế Giới Di động. Tốc độ mở thêm cửa hàng như thế thậm chí còn hơn 6 tháng đầu năm trước (chỉ gần 100 siêu thị).

Như vậy, tổng số cửa hàng Thế giới Di động vào cuối tháng 4 đã lên tới con số 718, và đã cao hơn mục tiêu 600 mà Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ cách đây 1 năm.

“Chúng tôi không muốn mở quá nhiều để rồi xảy ra tình trạng dư thừa và cửa hàng này sẽ ăn phần của cửa hàng khác”, Ông Tài nói.

Nhưng đó có thể là lí do vì sao các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường vẫn chưa mặn mà lắm đối với cổ phiếu MWG.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, trưởng phòng môi giới khách hàng cá nhân của công ty chứng khoán SSI, hiện các nhà đầu tư cá nhân không tham gia mua nhiều MWG bởi trước đây họ lo ngại với tốc độ mở cửa hàng khủng của Thế Giới Di Động sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa sớm.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng khá quan ngại về các đợt phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP) liên tục và khá lớn của công ty, mặc dù họ hiểu rõ điều này sẽ tạo động cơ làm việc cho đội ngũ điều hành công ty này.

Thế Giới Di Động thật sự mang đến một câu chuyện khá thú vị.

Đó là tăng trưởng nhanh về doanh thu và lợi nhuận thôi chỉ là một vế, vế còn lại chính là phụ thuộc vào cách mà các lãnh đạo công ty phải thuyết phục được nhà đầu tư tin tưởng vào chiến lược phát triển của mình để giá cổ phiếu thật sự phản ánh được giá trị nội tại (intrinsic value).

Có lẽ đây không phải là chuyện dễ dàng bởi các nhà đầu tư chứng khoán ngày càng thông minh và thận trọng.

“Nếu theo dõi thị trường điện tử điện máy, có thể thấy đỉnh điểm tăng trưởng của thị trường đã diễn ra vào 2014, sau đó tốc độ có giảm xuống và theo dự báo của SSI thì chu kì thị trường sẽ phục hồi mạnh trở lại kể từ 2017.

Mới đây Bộ thông tin và truyền thông cũng cho phép các nhà mạng có thể chuyển mạng giữ nguyên số, và tôi kì vọng các nhà mạng sẽ tung ra các gói thuê bao mới có nhiều tính năng hấp dẫn để thu hút người dùng”, ông Thạch nói về tương lai của chuỗi Thế giới Di động.

Một điều đáng chú ý khi phân tích cơ cấu doanh thu 4 tháng đầu năm của công ty, đó là chuỗi điện máy xanh chuyên ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu 82% (tương ứng đạt 3.506 tỉ đồng), cao hơn 1,6 lần so với tốc độ tăng của chuỗi điện thoại.

Năm 2016, dự tính Điện máy Xanh sẽ đóng góp 37% vào cơ cấu doanh thu của Thế giới di động, cải thiện so với con số 21% năm 2015.

Điều này đưa đến kì vọng bán lẻ điện máy sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới của công ty bởi thị phần vẫn còn dư địa để mở rộng (thị phần chỉ mới chiếm khoảng 8% vào 2015).

“Hai hay ba năm nữa mảng điện máy xanh có thể sẽ làm thay đổi cơ cấu lợi nhuận của công ty”, nhà môi giới cao cấp của công ty chứng khoán Bản Việt, ông Nguyễn Văn Khanh nói.

Đó là một kì vọng lớn, dĩ nhiên, nhưng sự thận trọng cũng là điều đáng xem xét.

Bởi thị trường này vẫn đang khá phân mảnh thì có quá nhiều thương hiệu tham gia, ngay của kẻ dẫn đầu năm ngoái là Nguyễn Kim cũng chỉ chiếm được có 12% thị phần.

Cơ hội vì thế đang mở rộng cho tất cả, trong đó có Điện Máy Xanh, Home Center, Pico hay điện máy Chợ Lớn.

Bên cạnh mảng điện tử gia dụng, một sự hồi hộp khác cho các nhà đầu tư đối với Thế Giới Di Động đang nằm ở một mảng bán lẻ tạp hóa, tức chuỗi các cửa hàng Bách hóa xanh.

Theo công ty chứng khoán MBS, doanh thu trung bình tháng của Bách Hóa Xanh hiện là 400 triệu đồng/cửa hàng trong khi Thế Giới Di động muốn nâng con số này lên đến 600 triệu trong thời gian tới.

Nhìn chung đây là con số khá lạc quan so với mặt bằng chung của thị trường, bởi theo hãng nghiên cứu thị trường EuroMonitor và Nielsen, doanh thu bình quân mỗi của hàng tạp hóa của Việt Nam chỉ đạt khoảng 107 triệu đồng/tháng.

Nếu hệ thống Bách Hóa xanh hoạt động tốt như dự đoán thì có thể một trụ cột mới cho Thế giới di động trong các năm tới sẽ được hình thành bởi sự cơ động nhờ diện tích nhỏ.

Một tính toán đơn giản có thể cho thấy tiềm năng của chuỗi này lớn như thế nào: giả sử chuỗi này được mở đến 1.000 cửa hàng thì doanh thu mỗi năm thu được từ có thể lên đến 4.800 – 7.200 tỉ đồng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại