Mưu trí hơn người nhưng Gia Cát Lượng từng mắc phải 3 sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên

Ánh Lê |

Nếu Gia Cát Lượng không phạm phải 3 sai lầm chí mạng này, có lẽ lịch sử Trung Hoa đã phải viết lại theo một cách khác.

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, được coi là một khai quốc công thần, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử, ông được ca ngợi là hình mẫu của những vị tướng tài đức vẹn toàn, là hiện thân của trí tuệ kiệt xuất.

Dẫu vậy, trong suốt cuộc đời của con người được cho là đỉnh cao tài trí này, ông cũng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm này cũng là nguyên nhân dẫn đến cảnh thất bại rồi suy vong của Thục quốc, khiến Khổng Minh phải ôm nỗi ân hận suốt đời.

1. Tin tưởng sai người

Trước lúc lâm chung, Lưu Bị gửi gắm con trai mình cho Gia Cát Lượng và để lại vài lời di ngôn trong đó có nói "không thể trọng dụng Mã Tắc".

Bởi trong con mắt của Lưu Bị, người này chỉ là chỉ là kẻ biết khua môi múa mép chứ chẳng có tài cán gì, không hề có kinh nghiệm thực chiến mà chỉ toàn đưa ra chủ ý nói suông.

Mưu trí hơn người nhưng Gia Cát Lượng từng mắc phải 3 sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng tin tưởng sai người. Ảnh: Internet

Dẫu vậy, Gia Cát Lượng không hề để tâm đến lời nhắc nhở của Lưu Bị mà vẫn coi trọng tài năng của Mã Tắc. Đặc biệt, ông lại có thêm ủy thác chăm sóc Mã Tắc từ người bạn thân Mã Lương trước lúc lâm chung nên càng dốc lòng, đem hết hiểu biết của mình để dạy dỗ Mã Tắc.

Sau này, ông sai Mã Tắc đi trấn giữ Nhai Đình nhưng lại không biết được rằng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng người này được cầm quân ra trận. Vì không có kinh nghiệm thực chiến lại nóng lòng muốn thể hiện bản thân nên đã Mã Tắc khinh địch, đánh mất Nhai Đình và gây nên đại họa. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thất bại đầu tiên trong cuộc Bắc phạt.

Sau khi Mã Tắc bại trận trở về, Gia Cát Lượng đích thân hạ lệnh chém đầu vì nếu không làm ắt sẽ làm giảm uy danh của ông trong quân đội. Lúc đó, Gia Cát lượng đã rơi lệ, ông tự trách mình có quyết sách sai lầm và vô cùng hối hận vì đã không nghe theo lời dặn dò của Lưu Bị.

2. Chọn sai người kế thừa mình

Một trong những sai lầm lớn nhất của quân sư nhà Thục Hán Gia Cát Lượng được cho là việc lựa chọn Khương Duy làm người kế thừa sau khi mình qua đời. Bời từ kỳ vọng con người này sẽ làm nên đại sự mà cuối cùng lại là người trực tiếp đưa nhà Thục Hán đến con đường diệt vong.

Khương Duy, tự Bá Ước, là người Cam Túc, đương thời là một vị tướng bên phe Tào Ngụy ở quận Thiên Thủy, khi đó đang cùng Thái thú Mã Tuân tháp tùng Thứ sử Ung Châu Quách Hoài tuần sát các vùng. Được tin 3 quận phản Ngụy, Quách tức tốc trở về đất Thượng Khuê (Cam Túc) phòng ngự. Vì Mã Tuân nghi ngờ Khương Duy có ý tạo phản, nên cũng bỏ y lại mà chạy về Thượng Khuê.

Mưu trí hơn người nhưng Gia Cát Lượng từng mắc phải 3 sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên - Ảnh 3.

Việc chọn sai người kế vị khiến nhà Thục Hán đi đến con đường diệt vong. Ảnh: Internet

Khi Khương Duy cùng các thuộc hạ tới Thượng Khuê thì Quách, Mã quyết không mở cổng thành. Khương Duy tới bước đường cùng, buộc phải quay sang đầu quân Gia Cát Lượng. Có được Khương Duy, Gia Cát Lượng vui mừng như nắm trong tay báu vật, hết lòng trọng dụng. Từ được sắc phong Phụng Nghĩa tướng quân, làm Dương Đình Hầu đến sớm thăng cấp làm Trung giám quân, dẫn đầu đại quân chinh phạt phía tây.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy lên kế thừa và tiếp tục sự nghiệp mà Gia Cát Lượng chưa hoàn thành. Tuy nhiên, vì là người chỉ biết đánh trận nên khi nắm quyền triều đình Thục Hán, Khương Duy khiến đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh. Trong khoảng thời gian 10 năm nắm quyền, người này đem quân một lần Nam chinh và 6 lần Bắc phạt, liên tiếp làm hao tổn nhân lực và tài lực của Thục Hán. Đây là một phần nguyên nhân khiến Thục Hán diệt vong nhanh hơn.

3. Nhìn lầm một người

Ngụy Diên là một đại tướng thiện chiến, tài năng của nhà Thục. Ông được Lưu Bị tin tưởng giao cho làm tướng trấn thủ đứng đầu ở Hán Trung và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi dưới sự chỉ đạo của ông, 15 năm quân Tào Ngụy không thể đột kích được vùng này. Điều này có thể cho thấy con mắt nhìn người của Lưu Bị rất đúng và Ngụy Diên là một vị tướng tài giỏi.

Tài giỏi là thế nhưng Ngụy Diên lại chưa bao giờ có được sự công nhận của Gia Cát Lượng. Rất nhiều kế sách táo bạo của Ngụy Diên thường bị Gia Cát Lượng gạt đi, thậm chí, ông còn luôn nghi ngờ rằng Ngụy Diên là người có ý đồ tạo phản nên luôn phòng bị, những vấn đề chính sự quan trọng cũng không giao cho Ngụy Diên.

Mưu trí hơn người nhưng Gia Cát Lượng từng mắc phải 3 sai lầm không thể cứu vãn, ngàn năm sau vẫn bị nhắc tên - Ảnh 4.

Gia Cát Lượng từng nhìn lầm một người. Ảnh: Internet

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, ông đem binh quyền trao người có mâu thuẫn rất lớn với Ngụy Diên là Dương Nghi và ra mật lệnh cho người này định liệu kế sách rút quân và xử lý Ngụy Diên. Khi hay tin Dương Nghi rút quân về, Ngụy Diên không tán thành, nổi giận mang quân ngăn cản.

Sau khi Ngụy Diên chết, Hậu chủ Lưu Thiện nghe theo lời Dương Nghi và Phí Y, quyết định khép Ngụy Diên vào tội mưu phản và ra lệnh tru di tam tộc. Ngụy Diên phải chết với nỗi oan ức ngàn năm. Không những thế, cái chết của Ngụy Diên là một tổn thất của nước Thục khi mất đi một nhân tài xuất chúng cả về văn lẫn võ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại