Theo khảo sát của Bloomberg, chi phí lắp đặt các trạm sạc ô tô điện là rất khác nhau, tùy theo từng khu vực.
Các bộ sạc AC 7-22 kilowatt, xuất hiện chủ yếu tại các khách sạn và thường mất vài giờ để nạp đầy năng lượng, sẽ có giá dao động trong khoảng từ 238 USD đến 10.000 USD.
Còn các bộ sạc DC 150 kilowatt có giá từ 16.335 USD đến 135.000 USD. Sự chênh lệch cực lớn này bắt nguồn từ việc khác biệt về kế hoạch cuộc cách mạng xe điện giữa các quốc gia.
Hiện nay, bộ sạc xe điện rẻ nhất đang được sản xuất tại châu Á, nơi có các tiêu chuẩn về chứng nhận chất lượng, khối lượng sản xuất khác nhau. Độ tin cậy đóng vai trò vô cùng quan trọng, vậy nên, việc cung cấp dịch vụ bảo trì cũng như hỗ trợ lắp đặt tại khu vực này đang được phát huy tác dụng. Thông thường, việc đẩy giá bán các trạm sạc lên tới hàng nghìn USD chỉ nhằm mục đích bù đắp cho chi phí quảng cáo tiếp thị.
Nhờ nhu cầu lớn đối với bộ sạc gia đình tại châu Âu, các nhà sản xuất AC trong khu vực đang xây dựng một quy mô hoạt động tương tự so với các đối thủ tại châu Á. Trong khi đó, tại thị trường sạc DC, Trung Quốc hiện là nhà cung cấp lớn nhất.
Thị trường xe hơi lớn nhất thế giới dự kiến sẽ bổ sung thêm hơn 390.000 trạm sạc DC trong năm nay, gấp 6 lần số lượng các trạm sạc sắp được phần còn lại của thế giới lắp đặt. Các công ty tại đại lục cũng đang tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài, qua đó gây sức ép lên các đối thủ.
Trung Quốc dẫn đầu việc lắp đặt trạm sạc nhanh xe điện.
Phía bên kia, Mỹ đang cố gắng bảo vệ mình bằng cách đưa ra quy định mới, yêu cầu các bộ sạc phải được lắp đặt tại quốc gia này kể từ năm 2023. Ngoài ra, các thiết bị sạc chứa 55% các bộ phận được sản xuất trong nước mới đủ điều kiện nhận viện trợ liên bang.
Quyết định này đang được cân nhắc gỡ bỏ trong ngắn hạn để tránh làm chậm tốc độ triển khai của các dự án cơ sở hạ tầng, bất chấp việc các chính trị gia cho rằng việc Mỹ củng cố quy mô sản xuất trạm sạc điện sẽ giúp hạ giá bán và các dự án trong dài hạn.
Sau tuyên bố của Mỹ, rất nhiều các nhà sản xuất, bao gồm Wallbox, Flo, Tritium,... đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới tại đây. Tuần trước, tập đoàn kỹ thuật khổng lồ ABB của Thụy Sĩ cũng công bố kế hoạch thiết lập nhà máy tại Columbia, Nam Carolina với công suất 10.000 bộ sạc mỗi năm.
Tác động bất lợi của quy định này có thể khiến giá bộ sạc ở Mỹ tăng cao hơn ở các khu vực khác, làm tổn hại đến các nhà khai thác tính phí và làm chậm việc áp dụng EV. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ quy định này nhấn mạnh rằng quy mô được thiết lập của Mỹ cuối cùng sẽ giúp hạ giá bộ sạc.
Tesla hiện đang là người dẫn đầu ngành xe điện về phát triển trạm sạc. Công ty xe điện lớn nhất nước Mỹ này mới đây đã tiết lộ cách duy trì chi phí thấp, đồng thời dẫn chứng một dự án trạm sạc xe chỉ với 42.000 USD cho mỗi đầu nối. Mức giá này kinh tế hơn nhiều so với đa số các đối thủ cạnh tranh của Tesla tại châu Âu và Bắc Mỹ - những khu vực có mức giá sạc lên tới 100.000-250.000 USD.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, kinh nghiệm cùng quy mô sản xuất phù hợp đang giúp Tesla nắm được vị thế hàng đầu. Công ty này đã cho lắp đặt khoảng 11.000 bộ tăng áp hồi năm ngoái, với trung bình khoảng 10 chiếc mỗi trạm. Một số trạm còn ghi nhận trên 50 bộ tăng áp, vượt xa hầu hết các đối thủ cùng ngành.
Đầu năm nay, Tesla cũng đăng tải một video trên Twitter chia sẻ cách triển khai 12 bộ tăng áp tại Florida trong 8 ngày. Đa số các bộ sạc đều không có màn hình hiển thị và thiết bị đầu cuối, qua đó giảm tối đa chi phí và độ phức tạp trong quá trình lắp đặt.
Nhiều người nghĩ rằng các vấn đề logistics và lắp đặt đang diễn ra trong ngành xây dựng không ảnh hưởng đến việc triển khai bộ sạc. Nhưng trên thực tế, sự chậm trễ trong việc lắp đặt và xin giấy cấp phép được coi là trở ngại lớn nhất của lĩnh vực sản xuất trạm sạc.
Việc cài đặt bộ sạc hàng năm dự kiến sẽ tăng từ 5 đến 20 lần trong thập kỷ tới tùy thuộc vào từng quốc gia. Điều này có nghĩa là chi phí cho không gian sạc EV sẽ tiếp tục thay đổi trong một thời gian dài.
Tham khảo: Bloomberg