Mùi hôi tại sông Tô Lịch đã giảm nhờ công nghệ của Nhật sau gần 3 tuần

Bảo Thanh |

Ông TS Kubo Jun, đại diện các chuyên gia Nhật Bản cho biết, sau gần 3 tuần triển khai thí điểm, công nghệ Bio-Nano đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi tại sông Tô Lịch đã giảm đáng kể so với dự kiến.

Mới đây, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đã công bố kết quả thí điểm công nghệ Bio-Nano làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản. Ông TS Kubo Jun, đại diện các chuyên gia Nhật Bản cho biết, sau gần 3 tuần triển khai thí điểm công nghệ này đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu. 

Các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi đã giảm đáng kể và khớp với chỉ số dự kiến trước đó. Chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy nước ở lớp mặt của sông đoạn thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ Bio – Nano đã trong hơn rõ rệt.

Hiện, tại nơi thí điểm, còn lớp bùn dưới đáy không phân huỷ được do còn cát, sỏi không phải là chất hữu cơ. Ở những khu vực không đặt máy xử lý thì bùn đáy vẫn còn mùi, độ nhớt, dính do còn chứa nhiều chất thải hữu cơ. Ngoài ra, lượng bùn đã giảm đáng kể.

Cụ thể: Tại điểm B cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, độ dày bùn giảm từ 91,3cm xuống 72cm. Tại điểm C cách 110m, độ dày giảm từ 96,7cm xuống còn 76cm. Tại điểm D cách 210m, độ dày bùn giảm từ 87,7cm xuống còn 79cm.

Trước đó, TS Kubo Jun đã trực tiếp lội xuống dòng sông để kiểm tra hiện trường, hệ thống máy xử lý bằng công nghệ nano, lấy các mẫu nước - bùn tại khu vực đặt máy xử lý làm căn cứ so sánh. "Khi tôi xuống thực tế dưới lòng sông, mỗi bước chân tại khu vực trước và sau xử lý độ dày của bùn là khác hoàn toàn. Màu nước và mùi các bạn có thể thấy sự khác biết rất rõ. 

Sau ngày 6/6 khi chứng tôi kiểm tra thì vẫn đúng tiến độ chúng tôi tính toán", chuyên gia Nhật Bản nói và cho nói rằng nước sông đoạn thử nghiệm đã không còn mùi hôi.

Mùi hôi tại sông Tô Lịch đã giảm nhờ công nghệ của Nhật sau gần 3 tuần - Ảnh 1.

Đại diện JVE - ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, sau 3 tuần triển khai thí điểm, mùi hôi của nước sông đã giảm đáng kể dựa trên các chỉ số nồng độ Amoniac (NH3) và Hydro sulfua (H2S). Tuy nhiên, kết quả đạt được sẽ rõ ràng hơn sau 2 tháng áp dụng công nghệ này.

Phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor bắt đầu được triển khai ngày 16/5. Đây là dự án do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với JVE thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.

Việc xử lý ô nhiễm sẽ sử dụng hệ thống máy sục khí Nano là hệ thống sử dụng công nghệ bộ lọc được thiết kế đặc biệt để lấy không khí trực tiếp từ môi trường rồi khuếch tán vào trong môi trường nước dưới dạng các bọt khí kích thước micro/nano.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại