Mưa lũ kinh hoàng ở Nha Trang: Vì sao ngành khí tượng "gặp khó" khi dự báo?

THẢO ANH |

Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia lý giải một trong những nguyên nhân khách quan là TP.Nha Trang (Khánh Hòa) nằm trong vùng mù của radar. Radar đã bị che lấp do sự phát triển của các công trình nhà ở cao tầng.

Thưa ông, sơ lược công tác dự báo, cảnh báo đợt mưa lũ ảnh hưởng từ hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 8 Toraji tại các tỉnh Nam Trung Bộ vừa qua như thế nào?

- Về công tác dự báo đợt mưa lũ vừa rồi, sáng 18.11, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã phát 2 tin nhanh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ngập lụt ở tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận vào lúc 07h15 và 10h30.

Trong các bản tin đều cảnh báo khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến cấp huyện, đặc biệt tại các huyện Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Ninh Hòa, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); Bắc Ái, Ninh Sơn (Ninh Thuận)

Ngoài ra, Đài KTTV khu vực Nam Trung bộ cũng đã phát tin cảnh báo lũ quét và sạt lở đất khu vực tỉnh Khánh Hòa, trong bản tin đã nhấn mạnh khả năng xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên các sông suối nhỏ, ngập úng do mưa lớn ở vùng trũng thấp và khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt tại huyện Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh.

Mưa lũ kinh hoàng ở Nha Trang: Vì sao ngành khí tượng gặp khó khi dự báo? - Ảnh 1.

Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Xin ông lý giải nguyên nhân khiến ngành khí tượng "gặp khó" khi dự báo mưa lũ tại khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Nha Trang?

- Việc dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất cho khu vực Khánh Hòa vẫn còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau như: TP. Nha Trang nằm trong vùng mù của radar tại Nha Trang.

Radar tại Nha Trang đã bị che lấp do sự phát triển của các công trình nhà ở cao tầng, bị nhiễu sóng nên tín hiệu phản hồi bị nhiễu, không xác định được các ổ mây gây lượng mưa lớn.

Sự phát triển của các khu đô thị, nhà ở ven biển đã làm hạn chế sự tiêu thoát nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các công trình nhà ở dân sinh ở các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Hay việc san, lấp các khu vực đồi núi để xây dựng nhà…

Ngoài ra, mạng lưới đo đạc và điện báo Khí tượng thủy văn bề mặt trên các lưu vực sông Nam Trung Bộ vẫn còn nhiều hạn chế về mặt số lượng.

Phân bố không đều trên lưu vực, thường tập trung ở hạ lưu, thưa hoặc không có ở vùng thượng lưu, vùng núi hiểm trở, nơi thường là các nguồn phát sinh mưa lũ.

Khu vực Nam Trung Bộ với điều kiện sông suối ngắn dốc, mưa lớn tập trung trong thời đoạn ngắn, cường suất lũ lên nhanh xuống nhanh, nên thời gian dự kiến của dự báo thường ngắn

Vậy những nhận định về tình hình mưa, lũ ở khu vực Nam Trung Bộ tiếp theo như thế nào?

- Nhận định ngày 21.11 sẽ có một cơn bão mới đi vào Nam Biển Đông, đồng thời điểm ngày 21-22.11 có một đợt không khí lạnh tăng cường.

Sự kết hợp giữa không khí lạnh và bão sẽ khiến cho diễn biến cơn bão rất phức tạp, khó lường và có nhiều khả năng gây ra một đợt mưa rất lớn ở Trung Bộ và Nam Trung Bộ từ khoảng đêm 23.11 đến ngày 25.11.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại