Theo kết quả từ báo cáo Thực trạng khí hậu toàn cầu 2020 do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố vào ngày 2/12. Theo báo cáo này, năm 2020 là một trong 3 năm nóng nhất được ghi nhận, sau năm 2016 và năm 2019. Nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn khoảng 1,2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tại Việt Nam, theo ghi nhận của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nắng nóng xảy ra vào tháng 5/2020 nhiệt độ thực tế ở nhiều nơi đã vượt ngưỡng lịch sử trong tháng 5 của nhiều năm trước.
Cụ thể, chỉ trong ngày 21/5/2020, nhiều nơi đã ghi nhận nhiệt độ lịch sử như: tại TP Lào Cai (Lào Cai) nhiệt độ 41 độ C, cao nhất trong 64 năm; Bắc Mê (Hà Giang) nhiệt độ 40,4 độ C, cao nhất trong 54 năm; Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhiệt độ 41,2 độ C, cao nhất trong 47 năm; Hà Đông (Hà Nội) nhiệt độ 40,9 độ C, cao nhất tháng 5 trong 59 năm…
Trao đổi với báo chí, TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, cùng với nắng nóng kéo dài thì hạn hán cũng xuất hiện những kỷ lục mới. Nắng nóng kéo dài kết hợp với lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm đã đẩy các tỉnh miền Trung vào mùa khô hạn kỷ lục, tương đương, thậm chí có nơi hơn cả năm 2019 - năm khô hạn nhất trong lịch sử.
Ngay những ngày chớm hè, nhiều người cũng đặt câu hỏi, liệu thời tiết năm nay có xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài và nền nhiệt có vượt ngưỡng lịch sử của nhiều năm trước?
Mới đây, trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra nhận định về xu thế thời tiết 5 tháng tới (từ tháng 5 đến tháng 10/2022).
Theo các chuyên gia khí tượng, từ nay đến cuối năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4-6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN (TBNN khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn).
Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc Bộ lượng mưa có xu hướng cao hơn TBNN, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 6-8. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình. Từ khoảng tháng 10, tại khu vực Trung Bộ có xu hướng gia tăng lượng mưa.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, theo trung tâm khí tượng dự báo, mùa hè năm 2022, nắng nóng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình. Cường độ nắng nóng cũng không gay gắt và kéo dài như năm 2020.
Cụ thể: Khu vực Bắc Bộ từ tháng 5-7 và tháng 10/2022 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN); từ tháng 8-9/2022, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C so với TBNN.
Khu vực Trung Bộ, từ tháng 5-6 và tháng 10/2022 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với TBNN, từ tháng 7-9/2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5-1,00C so với TBNN riêng tại khu vực Bắc Trung Bộ nhiệt độ vào tháng 7/2022 xấp xỉ so với TBNN.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ tháng 5-6/2022 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với TBNN, từ tháng 7-10/2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn 0,0-0,50C so với TBNN.
Trong khi đó, các đợt mưa lũ ở Bắc Bộ phổ biến tập trung vào nửa cuối mùa lũ (tháng 8). Từ tháng 6 đến tháng 10/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện các đợt lũ.
Trong tháng 5/2022, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế giảm dần. Từ tháng 6 đến tháng 10/2022, là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, ở đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng ở mức BĐ1 và trên BĐ1, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,3-0,5m.
Từ tháng 6/2022 do có khả năng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ở vùng biển ngoài khơi khu vực phía Nam sóng biển có thể đạt 2-3m gây biển động. Vùng ven biển khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ cần lưu ý đề phòng sóng lớn kết hợp với nước dâng do ảnh hưởng của bão trong tháng 8-10/2022.
Trong tháng 10/2022, tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện 2 đợt triều ở mức cao: Đợt 1 từ ngày 8-10/10, độ cao mực nước tại Vũng Tàu đạt 4,0m và đợt 2 từ ngày 26-31/10, độ cao mực nước tại Vũng Tàu đạt 4,1m.