Mùa giáng sinh sắp đến, dân buôn Mỹ chi hàng triệu USD bao máy bay sang Trung Quốc 'đánh hàng'

Tiến Trần |

Nhà sản xuất Beanie Babies, một loại đồ chơi búp bê nổi tiếng ở Bắc Mỹ, chỉ trong 1,5 tháng vừa qua đã thuê hơn 150 chuyến bay giữa Trung Quốc và Mỹ.

Theo Tân Hoa Xã, thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trung tâm phân phối các sản phẩm Giáng sinh lớn nhất thế giới đã bắt đầu nhộn nhịp. Các cảng vận chuyển trên khắp nước Mỹ đang trải qua thời điểm "tắc nghẽn thế kỷ". Khi mùa mua sắm Giáng sinh đến gần, nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang vận chuyển bằng đường hàng không đắt đỏ, dù thời gian rút ngắn từ vài ngày đi tàu xuống có thể sáng đi chiều đến nếu đi bằng máy bay.

Ngày "Black Friday" và mùa mua sắm Giáng sinh ở Mỹ đang đến gần. Để có hàng trong dịp này, nhiều công ty như Hasbro, NIKE, Levi Strauss & Co., Lululemon, Ralph Lauren và các nhà sản xuất thương hiệu giày dép và quần áo khác đều không do dự khi sử dụng đường hàng không để vận chuyển hàng hoá mặc dù chi phí rất đắt đỏ. Ví dụ, nhà sản xuất Beanie Babies, một loại đồ chơi búp bê nổi tiếng ở Bắc Mỹ, chỉ trong 1,5 tháng vừa qua đã thuê hơn 150 chuyến bay giữa Trung Quốc và Mỹ. Đi máy bay giúp họ thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn kéo dài tại các cảng của Mỹ, dù chi phí cho mỗi chuyến bay lên tới 1,5 - 2 triệu USD.

Theo báo cáo tháng 11 của Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford, những trở ngại từ phía cung "chắc chắn sẽ khiến năm nay trở thành một năm bất thường cho kỳ mua sắm trong dịp nghỉ lễ". Mặc dù tồn tại tình trạng lạm phát và thiếu hàng nhưng cũng không kìm chân được người tiêu dùng Mỹ mua sắm vào dịp lễ. Cũng là để bù đắp cho những hối tiếc của năm ngoái do giãn cách xã hội. Vì thế kỳ nghỉ năm nay đã trở thành mùa tiêu dùng mạnh mẽ nhất kể từ năm 1999.

Theo số liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế do China Business News trích dẫn, mặc dù vận tải hàng không luôn đắt hơn vận tải đường biển, nhưng khó khăn trong chuỗi cung ứng đang đẩy chi phí vận tải đường biển lên cao và thu hẹp khoảng cách. Trước khi có dịch bệnh, chi phí vận tải hàng không cao gấp hơn 12 lần so với vận tải biển, nhưng tính đến tháng 9 năm nay giảm chỉ còn 3 lần.

Việc sử dụng vận tải hàng không không phải là nhiều, cũng không phải là lựa chọn duy nhất để vận chuyển hàng hóa dịp lễ. Dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cũng cho thấy ít nhất là từ tháng 9, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không toàn cầu đã bắt đầu tăng trưởng, tăng 9,1% so với tháng 9/2019.

Quản lý của một công ty giao nhận hàng hóa quốc tế tiết lộ, thực trạng hiện nay là "chỉ cần bạn cần, bạn muốn vận chuyển, không có việc gì là chúng tôi không làm được". Đối với một số mặt hàng đặc biệt thiết yếu, tất cả các phương thức vận tải từ đường bộ, đường biển và đường hàng không đều được sử dụng.

Tuy nhiên, đằng sau sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn còn những yếu tố như sự thiếu hụt container vận chuyển trên toàn cầu. Điều này đã khiến tốc độ chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đại lục đến bờ Tây Mỹ tăng 339% , trung bình hơn 17.000 USD cho mỗi TEU (container tiêu chuẩn 40 feet).

Mặc dù gần đây giá vận chuyển bằng đường hàng không đã giảm, nhu cầu có thể bắt đầu chậm lại nhưng vấn đề tắc nghẽn tại các cảng Los Angeles và Long Beach ở California - cửa ngõ Mỹ, vẫn chưa có sự cải thiện rõ ràng. Theo phân tích, ngành vận tải biển có thể hoạt động trở lại bình thường vào cuối năm 2022. Nếu nhìn vào thị trường Trung Quốc, áp lực của người lao động trong lĩnh vực này chỉ giảm đi vào sau dịp nghỉ Tết nguyên đán 2022.

Tham khảo Chinatimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại